Mến Sách

Mỗi tháng 1 cuốn sách


Bình luận về bài viết này

2018.08.12 ĐỂ CON ĐƯỢC ỐM (BS. Nguyễn Trí Đoàn & Copywriter Uyên Bùi) (Lần 2), MSer: Tâm Bùi

IMG-9796.JPG

Các cụ ta vẫn có câu: “Thuốc đắng dã tật”, liệu câu ấy có còn hoàn toàn đúng sau khi bạn đọc và áp dụng cuốn sách này? Liệu câu chuyện “Không cần thuốc đắng vẫn dã được tật thành công”? Những kiến thức dựa trên kết quả thực chứng của y khoa quốc tế hiện đại có đáng để cho tất cả các bố mẹ đọc chúng ít nhất một lần?


Sau hơn hai năm áp dụng cuốn sách nhỏ mà võ to này, khiến mình lại một lần nữa viết cảm nhận lại cuốn sách này. Thứ nhất là chia sẻ lại kết quả tuyệt vời của việc áp dụng và lần này sẽ chia sẻ thêm về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ mà người lớn cần lưu ý hơn. Bạn có tin được không khi nhờ áp dụng nó bạn không phải dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc hạ sốt cho bé? May mắn, chặng đường gần 32 tháng của con, mình đã làm được điều này và tiếp tục chia sẻ lại khi nó vẫn còn hữu ích.

Tóm tắt một chút về nội dung cơ bản của cuốn sách như sau: Nó lý giải mọi nguồn nguyên ốm bệnh của trẻ nhỏ xoay quanh nguyên do virus (siêu vi) hoặc vi khuẩn. Nếu do vi khuẩn thì chắc chắn con phải uống kháng sinh mới khỏi còn nếu do virus, về cơ bản con sẽ tự khỏi, việc uống kháng sinh có thể khiến trẻ nặng hơn. Và rồi trẻ cũng sẽ vẫn tự khỏi nhưng nhiều người nhầm hiểu là nó khỏi do uống kháng sinh. Để phân biệt cảm tính là ốm do virus hay vi khuẩn thì cần quan sát và theo dõi biểu hiện hành vi của đứa trẻ trong việc ăn, ngủ, nghỉ, chơi có tốt không, có mệt mỏi quá không? Quá thì khả năng cao là ốm do vi khuẩn và phải uống kháng sinh, còn lại có thể do virus và phương pháp “chờ” thời gian 1 – 2 tuần rồi con sẽ khỏi dần trở lại. Nếu con ốm liên tiếp không quá nặng cả tháng, mũi dãi cả hai tháng mà vẫn ăn chơi ngủ nghỉ như thường thì con cũng chỉ bị do virus. Đáng mừng là phần đa các cơn ốm của trẻ là do virus (80%). Nếu do virus, cứ hãy “để con được ốm”. Việc ốm do virus là khó tránh nên khi bị sẽ giúp con có đề kháng tốt hơn cho những lần kế tiếp. Sốt quá cao hoặc kéo dài liên tục sẽ đáng ngại, còn lại “đừng” vội hạ sốt kể cả 38-39 độ, bởi, sốt chính là lúc cơ thể làm nóng lên để sinh kháng thể giúp đẩy bệnh mau khỏi, nếu hạ nó xuống, đồng nghĩa với việc giảm cơ hội cơ thể sinh kháng thể. Sốt quá cao đến 42 độ mới có nguy cơ ảnh hưởng tới não nhưng cơ thể người có cơ chế kiểm soát không bị cao đến như vậy. Trừ trường hợp các bé, đa số là có cơ địa hoặc gia đình có tiền sử co giật thì khi sốt hết sức lưu ý, tuy nhiên, uống thuốc hạ sốt để phòng sốt co giật cũng không phải là cách bác sĩ khuyến khích vì nó không có tác dụng. Ho thì sao, ho cũng là phản ứng tốt cho cơ thể bé nhanh khoẻ bênh. Đờm và vi khuẩn, virus nhanh đi ra khỏi cơ thể chủ yếu bằng ho, vậy tại sao lại đi uống siro và thuốc giảm ho? Ở Mỹ họ cấm không dùng thuốc trị họ cho các bé dưới 4 tuổi. Tuy vậy, việc khám sức khoẻ cho các bác có các dấu hiệu trên cũng là cần thiết vì việc cảm tính đoán định các biểu hiện, hành vi của trẻ nhiều khi không đảm bảo chính xác ngay cả với bác sĩ giỏi. Chỉ có xét nghiệm máu mới đảm bảo chính xác hơn cả nhưng cũng không nên lạm dụng việc này.

 
Về khía cạnh dinh dưỡng thì có một lưu ý với người mẹ nuôi con sữa mẹ là cần bổ sung canxi, D để tránh loãng xương. Bé sữa mẹ hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn thì cần bổ sung thêm D cho bé cho đến khi thôi sữa. Chi tiết, nếu mẹ nào quan tâm nên đọc trực tiếp để áp dụng một cách tốt nhất.

 
Đây đích thị là cuốn cẩm nang tuyệt vời cho các gia đình có con nhỏ tham khảo. Dù có thể “mù” về y học và trước những tệ lạm dụng kháng sinh một cách vô tình hay cố ý từ phía bác sĩ thì qua cuốn sách này, người lớn sẽ cảm thấy tự tin và bớt căng thẳng đi rất nhiều trước những trận ốm hay trước các vấn đề sức khoẻ của trẻ. Từ đó sẽ có những quyết định xử trí sáng suốt và hiệu quả nhất. Đặc biệt là trẻ sẽ được “hưởng lợi” dài lâu từ việc cầu thị của người lớn. Và cũng bởi: “Làm bố mẹ, đặc biệt là làm mẹ, những việc bạn làm hoặc không làm đều sẽ ảnh hưởng tới trẻ cả đời”!


Bình luận về bài viết này

2018.08.21 Những kẻ xuất chúng – Malcolm Gladwell, MSer: Phương Vương Linh

Sách- Kinh Tế Những Kẻ Xuất Chúng - P145411 | Sàn thương mại điện ...

Outliners- Những kẻ xuất chúng
(Malcolm Gladwell)

1. Bí ẩn Roseto (Tác giả đi tìm nguyên nhân sống khỏe của người dân
Roseto)
Trong chương đầu của cuốn sách, tác giả nghiên cứu về bí quyết sống khỏe
mạnh của những người Roseto ở vùng Pennsylvania, Mỹ. Đó là suy nghĩ về sức
khỏe trên khía cạnh cộng đồng. Sức khỏe phụ thuộc vào mã di truyền (gene), tùy
thuộc vào những quyết định chúng ta đưa ra, việc chúng ta lựa chọn ăn thức gì,
chúng ta lựa chọn tập tành bao nhiêu, và cả việc hệ thống y tế điều trị hiệu quả tới
mức nào…
Từ việc tìm hiểu về nguyên nhân những người Roseto sống khỏe, tác giả mở
rộng sang vấn đề một người thành công từ những nguyên nhân gì? Các chương sau
của cuốn sách lần lượt phân tích những nguyên nhân dẫn tới thành công, dưới
những góc nhìn mới, đó là góc nhìn rộng hơn một cá nhân, trên cơ sở nghiên cứu
cả một cộng đồng, một khu vực hay một thế hệ. Chắc chắn ai đọc cuốn sách cũng
thu về những trải nghiệm lý thú cho bản thân mình.
2. Hiệu ứng Matthew- “Vì phàm ai đã có thì được cho thêm và sẽ có dư
thừa, còn ai không có thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi” (Phân tích ưu thế
trong việc có xuất phát điểm sớm hơn và từ đó có ưu thế tích tụ dẫn đến thành
côn)
Con người ta không vươn lên từ chỗ hoàn toàn trắng trơn. Chúng ta vẫn thừa
hưởng ít nhiều gì đó từ dòng dõi gia đình hoặc sự bảo trợ. Những người thành công
trông có vẻ tự thân làm lụng mọi điều. Nhưng thực tế, họ vẫn luôn là kẻ thụ hưởng
những lợi thế ẩn giấu và những cơ may phi thường cũng như những di sản văn hóa
cho phép họ học hành, làm việc chăm chỉ và nhìn nhận về thế giới bằng những
cách thức mà kẻ khác không thể. Việc chúng ta sinh trưởng ở đâu và vào thời gian
nào rõ ràng làm nên những điều khác biệt.
Nói cách khác, sẽ không đầy đủ nếu chúng ta chỉ biết hỏi xem những người
thành công có đặc điểm như thế nào. Chỉ thông qua việc hỏi xem họ xuất thân từ
đâu chúng ta mới có thể làm sáng tỏ những logic đằng sau việc một số người thành
công còn người khác thì không.
Lấy ví dụ về việc lựa chọn các cầu thủ môn khúc côn cầu: Điều gì xảy ra khi
một tuyển thủ được lựa chọn vào đội hình tiêu biểu? Cậu ta sẽ được huấn luyện tốt

hơn, có những đồng đội tốt hơn, cà cậu chơi 50 đến 75 trận đấu trong một mùa
bóng thay vì 20 trận một mùa như những bạn đồng lứa bị rớt lại trong những giải
đấu “cây nhà lá vườn”, và cậu được luyện tập gấp hai lần, thậm chí là ba lần so với
việc nếu không bước chân được vào đây. Lúc khởi đầu, ưu thế của cậu không phải
ở chỗ cậu vốn giỏi giang hơn mà chỉ là ở chỗ cậu lớn hơn chút đỉnh. Nhưng bước
vào tuổi 13 hay 14, với lợi ích có được từ quá trình huấn luyện tốt hơn và tất cả
những tập luyện phụ trợ không mấy chính đáng khác, cậu thực sự đã xuất sắc hơn,
vậy nên cậu chính là người có nhiều khả năng sẽ thẳng tiến tới giải vô địch Major
Junior A, và từ đó tìm đường đến những giải đấu lớn.
Nó cho thấy cách chúng ta thường nghĩ rằng những người giỏi giang và nổi
bật nhất đã vươn lên không ngừng nghỉ để đạt tới đỉnh cao thật quá ấu trĩ. Đúng,
nhưng họ cũng có được sự khởi đầu thuận lợi to lớn mà họ không xứng và cũng
không phải giành lấy. Và chính cơ hội ấy lại đóng vai trò then chốt trong thành
công của họ.
Nhà xã hội học Robert Merton đã từng gọi hiện tượng này là “Hiệu ứng
Matthew” dựa theo bài Tân ước trong Lời dạy của Matthew: “Vì phàm ai đã có thì
được cho thêm và sẽ có dư thừa, còn ai không có thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị
lấy đi”. Chính những người vốn đã thành công, nói cách khác, những người có
nhiều khả năng nhất sẽ nhận được những loại cơ may đặc biệt nhất để dẫn tới thành
công hơn nữa… Thành công chính là kết quả của cái mà các nhà xã hội học gọi tên
là “ưu thế tích tụ”. Một tuyển thủ khuc côn cầu chuyên nghiệp khởi đầu tốt hơn
chút xíu so với những bạn bè đồng lứa. Và khác biệt nhỏ nhoi ấy dẫn tới một cơ
hội làm cho khác biệt đó lớn hơn một chút, và mũi nhọn ấy quay trở lại dẫn tới cơ
hội khác, thứ khiến cho khác biệt nhỏ bé ban đầu tiếp tục lớn hơn- và cứ thế cho
tới khi cầu thủ ấy trở thành một kẻ xuất chúng thực sự. Nhưng anh ta không hề
khởi đầu như một kẻ xuất chúng. Anh ta khởi đầu chỉ khá hơn một chút.
2. Quy tắc 10.000 giờ và câu nói của The Beatles: “Ở Hamburg, chúng
tôi phải chơi tám tiếng đồng hồ”
Nghiên cứu của Ericsson: 3 nhóm người chơi vĩ cầm”: đều chơi từ khi 5
tuổi, năm đầu tiên luyện tập với khối lượng tương đương nhau (2-3 giờ một tuần).
Đến khi 8 tuổi những khác biệt bắt đầu xuất hiện: những học sinh xuất sắc luyện
tập nhiều hơn các bạn khác. Đến khi bước vào 20 tuổi thì họ đã luyện tập miệt mài
hơn 30 giờ một tuần, tức là tổng cộng 10.000 giờ luyện tập. Những học sinh chơi
tốt thuần túy chỉ có tổng cộng 8.000 giờ, còn các giáo viên âm nhạc tương lai thì
chỉ có hơn 4.000 giờ.

Điều đặc biệt là không thể tìm ra bất cứ “người có năng khiếu tự nhiên” nào,
tức không có nghệ sĩ nào dễ dàng vươn tới đỉnh cao mà lại luyện tập chỉ bằng một
phần nhỏ so với thời gian các bạn đồng trang lứa bỏ ra. Họ cũng không thể tìm ra
bất cứ “kẻ cần cù” nào- những người làm việc chăm chỉ hơn tất cả kẻ khác mà lại
không hội tụ đủ những gì cần thiết để lọt vào top xuất sắc nhất.
Hơn thế, những người ngự trên đỉnh cao không chỉ làm việc chăm chỉ hơn so
với những người khác. Họ làm việc chăm chỉ hơn rất, rất nhiều.
Kết quả của những nghiên cứu đã chứng minh 10.000 giờ luyện tập là đòi
hỏi bắt buộc để đạt được cấp độ tinh thông và khả năng trở thành một chuyên gia
đẳng cấp thế giới trong bất cứ lĩnh vực nào. Có vẻ như não bộ phải mất chừng ấy
thời gian hấp thu tất cả những gì nó cần để đạt tới sự tinh thông thực thụ.
Ví dụ về The Beatles: bắt đầu chơi nhạc với nhau là năm 1957, đến 1960,
khi mới là một ban nhạc rock của trường trung học, họ đã được mời đến chơi nhạc
ở Hamburg, Đức. Có điều gì đặc biệt ở Hamburg? Đó là khối lượng thời gian tuyệt
đối mà ban nhạc buộc phải chơi. “Ở Liverpool, chúng tôi mới chỉ chơi trong những
suất diễn dài một tiếng đồng hồ, và chúng tôi thường chơi đi chơi lại một số ca
khúc tủ của mình trong mọi buổi biểu diễn. Hở Hamburg, chúng tôi phải chơi suốt
8 tiếng đồng hồ, nên chúng tôi thực sự phải tìm kiếm một cách chơi mới… “
Họ không chỉ học được khả năng chịu đựng, họ còn phải học một khối lượng
lớn các ca khúc. Trước đó họ không hề có kỷ luật trên sân khấu. Nhưng khi quay
trở lại, họ mang phong thái không giống với bất cứ ai. Đó là điều làm nên chính
họ.
Ví dụ về Luật sư nổi tiếng Flom: “Tôi đã ước mơ được vào ngành luật từ hồi
mới 6 tuổi. Chưa có một tấm bằng nào trong bảng thành tích nhưng trường Havard
vẫn đồng ý nhận ông. Tại sao ư? Tôi đã viết cho họ một bức thứ thuyết phục họ
rằng tôi chính là câu trả lời tuyệt hảo”. (I wrote them a letter on why I was the
answer to sliced bread). Sự thực là Flom đã nhận “bất cứ vụ nào đến tay”- bất cứ
sự vụ dính dáng đến pháp lý nào mà những hãng đình đám ở khu trung tâm không
thèm đếm xỉa đến. Điều đó có vẻ bất công khủng khiếp. Nhưng giống như trường
hợp rất hay xảy ra với những kẻ xuất chúng, việc nắm lấy một khoảng lùi tạm thời
như thế chính là một cơ hội bằng vàng. (Nó tạo cho ông cơ hội để có thể luyện tập
nhiều hơn bất cứ ai khác cách xử lý các vụ việc trong nghề Luật của ông).
3. Bàn về Chỉ số IQ: Liệu chỉ số IQ có đóng vai trò quyết định trong việc
thành công của một người hay không?

Việc ai đó có chỉ số thông minh là 170 điểm có khả năng tư duy tốt hơn
người chỉ có IQ 70 đã được minh chứng đầy đủ, và điều này vẫn chính xác khi
mức độ so sánh gần hơn- giữa hai mức IQ 100 và 130. Nhưng mối liên quan này
dường như gãy đổ khi ai đó so sánh hai người đều có mức IQ tương đối cao… Một
nhà khoa học với mức IQ 130 có khả năng giành giải Nodel tương đương với một
người có IQ là180.
Ví dụ trong môn bóng rổ: Vượt qua một mức nhất định nào đó, chiều cao
không còn là yếu tố đóng vai trò quá quan trọng nữa. Một tuyển thủ với chiều cao
hơn 2 mét lại không chắc đã giỏi hơn ai đó thấp hơn anh ta 5 phân. Một cầu thủ
bóng rổ chỉ cần đủ cao, và điều đó cũng chính xác với trí thông minh. Trí thông
minh có một cái ngưỡng.
Trí tuệ và thành công không tương ứng đến nhau. Một nghiên cứu của
Terman lựa chọn một nhóm học sinh có chỉ số IQ cao theo dõi đến khi họ trưởng
thành sẽ gặt hái được thành công như thế nào cho thấy: Chẳng mấy người trở thành
các nhân vật nức tiếng toàn quốc. Họ có xu hướng kiếm sống tốt, nhưng không đặc
biệt tốt. Phần lớn sở hữu một sự nghiệp chỉ có thể coi là bình thường. Cũng không
có bất cứ ai đạt giải Nobel trong nhóm đó, ngược lại có 2 người đạt giải Nobel đã
từng bị kiểm tra IQ và bị loại ra khỏi nhóm đó do IQ của họ không đủ cao.
Thứ kỹ năng chuyên biệt cho phép bạn có thể biện hộ cho mình thoát khỏi
tội sát nhân, hoặc thuyết phục giáo viên chuyển bạn từ lớp học buổi sáng xuống
buổi chiều chính là thứ mà nhà tâm lý học Robert Sternberg gọi là “trí thông minh
thực tiễn” (practical intelligence). Đối với Sternberg, trí thông minh thực tiễn bao
gồm các thứ như “biết nói điều gì với ai, biết khi nào thì nói, và nói ra sao để đạt
được hiệu quả tối đa”. Nó mang tính quy trình: tự biết làm một điều gì đó như thế
nào mà không cần thiết phải hiểu xem tại sao bạn lại biết hoặc đủ khả năng giải
thích điều đó. Đó không phải là sự hiểu biết về mục đích kiến thức mà là nắm được
bản chất sự việc. Sự hiểu biết khiến bạn có thể nắm bắt được chính xác yêu cầu
tình huống và cách thức đạt được thứ mình muốn. Tóm lại đó là thứ trí thông minh
tách rời khỏi năng lực phân tích được đo lường bẳng chỉ số IQ.
Trí thông minh nói chung và trí thông minh thực tiễn trực giao với nhau: sự
tồn tại của cái này không bao gồm cái còn lại. Bạn có thể sở hữu trí thông minh
phân tích dồi dào nhưng lại có rất ít trí thông minh thực tiễn; hoặc rất nhiều trí
thông minh thực tiễn nhưng lại rất ít trí thông minh phân tích.
Vậy những thứ kiểu như trí thông minh thực tiễn có nguồn gốc từ đâu? Trí
thông minh phân tích phần nào bắt nguồn từ mã di truyền (gene), ở góc độ nào đó

IQ chính là thứ thước đo năng lực thiên phú. Nhưng thái độ khôn ngoan trong ứng
xử với xã hội lại là một loại kiến thức. Đó là một bộ kỹ năng buộc người ta phải
học. Nó phải bắt nguồn từ đâu đó, và gia đình dường như là nơi chúng ta học được
những thái độ và kỹ năng như thế.
4. Bàn về việc môi trường nuôi dạy của mỗi gia đình ảnh hưởng đến
thành công như thế nào ( Qua cách nuôi dạy con ở 2 tầng lớp: tầng lớp lao
động và tầng lớp trung lưu):
Phụ huynh thuộc tầng lớp lao động bình dân: Điều mà bà Brindle không
làm- một chuyện vốn thường tình với các bà mẹ ở tầng lớp trung lưu- là coi sở
thích hát hò của con gái như một dấu hiệu để tìm kiếm những cách thức khác giúp
em phát triển thú vui ấy trở thành tài năng thực sự. Bà cũng không bàn luận về sở
thích diễn kịch của Katie hay bày tỏ tiếc nuối nằng bà không có đủ điều kiện để
chăm bẵm cho tài năng của cô con gái. Thay vào đó, bà chắp nối những kỹ năng và
sở thích của Katie như thể những nét đặc trưng của một nhân vật: hát hò và diễn
kịch là một phần khiến Katie chính là Katie.
Các bậc cha mẹ trung lưu trò chuyện đến nơi đến chốn với con cái, lập luận
và phân tích với chúng. Họ không đơn thuần ra mệnh lệnh. Họ mong đợi con cái
trò chuyện với họ, để đàm phán, để đặt câu hỏi với những người lớn ở vai trò của
người có thẩm quyền. Nếu bọn trẻ đạt kết quả kém cỏi ở trường các bậc cha mẹ
giàu có sẽ chất vất giáo viên. Họ thay mặt con cái can thiệp vào mọi chuyện. Còn
các bậc cha mẹ nghèo thì ngược lại, bị quyền hành dọa dẫm và sợ hãi nhà trường,
họ phản ứng thụ động và chỉ rụt rè đứng nấp phía sau.
Phong cách nuôi dạy có tính toán có những ưu thế lớn: một đứa trẻ trung lưu
với lịch trình dày đặc sẽ được đặt vào một loạt những trải nghiệm biến đổi liên tục,
sẽ học được cách làm việc theo nhóm, cách hòa nhập với hoàn cảnh, cách giao tiếp
với người lớn, cả cách lên tiếng khi cần, được ý thức về “quyền được làm”
(entitlement). Ngược lại, những trẻ em thuộc tầng lớp lao động hoặc nhà nghèo lại
có đặc điểm: có cảm giác xa cách, ngờ vực và bị kiềm thúc chặt. Các em không
biết phải làm thế nào để theo ý mình, hoặc làm thế nào để “tùy biến” (customize)
để đạt được những mục đích của mình.
Nếu bạn có sẵn một người cha thành công trong thế giới kinh doanh, đến
lượt bạn sẽ biết phải đàm phán thế nào để thoát ra khỏi một tình huống khó khăn.
Nếu bạn được gửi đến học tại trường Văn hóa Luân lý, bạn sẽ không sợ hãi trước
một dãy các vị tai to mặt lớn trường Cambridge dàn hàng chất vấn bạn. Nếu bạn

học Vật lý tại Đại học Havard, bạn sẽ biết phải làm thế nào để trò chuyện với một
vị tướng đã từng học ngành cơ khí ngay tại trường MIT.
Không một vận động viên chuyên nghiệp, không một tỷ phú phần mềm,
thậm chí không có thiên tài nào- đơn thương độc mã lại có thể thành công.
5. Bàn về một trong những nguyên nhân rất khách quan dẫn đến thành
công: Bạn được sinh ra trong một thế hệ vàng!
Tính khả thi cần thiết để có được thành công không chỉ đến từ bên trong mỗi
người hay từ cha mẹ chúng ta. Nó còn có nguồn gốc từ thời đại của chúng ta: từ
những cơ may đặc biệt mà một nơi chốn đặc biệt nào đó trong lịch sử trao tặng cho
chúng ta.
Lợi ích riêng của những người ra đời trong một thế hệ có tỷ lệ sinh thấp:
Khi anh mở mắt chào đời, đó là một bệnh viện rộng thênh thang, trang thiết
bị đầy đủ sẵn sàng phục vụ…Khi anh tới trường, những tòa nhà bề thế đã sẵn sàng
đón nhận, đội ngũ giáo viên đông đảo chào đón anh với cánh tay dang
rộng…Trường đại học là một nơi chốn thú vị, có biết bao nhiêu phòng học và
phòng ở, không cảnh chen chúc chật chội ở căng tin, các giảng viên quan tâm tận
tình…Rồi đến khi anh bước chân vào thị trường việc làm, nguồn cung thì thấp
trong khi mức cầu lại cao…
6. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của một người trên góc
độ tác động từ di sản văn hóa của một quốc gia:
*Quan sát cách các sinh viên viên trẻ đáp lại việc bị hạ nhục bằng một từ
xấu, sinh viên đến từ 2 miền Nam- Bắc của nước Mỹ có cách đáp trả hoàn toàn
khác nhau:
Nhân tố đóng vai trò quyết định trong cách họ phản ứng ra sao không phải ở
chỗ họ vững vàng về cảm xúc ra sao, họ là người làm việc trí óc hay vận động viên
thể thao, hoặc chuyện về thể chất họ có cao to hay không, mà chính là việc họ xuất
thân từ nơi nào.
Những người trẻ tuổi đến từ miền Bắc nước Mỹ đều ứng xử bằng thái độ vui
vẻ, họ cười phá lên, cái siết tay của họ không thay đổi, mức độ cortisol giảm xuống
như thể họ đã vô thức gắng sức làm dịu cơn giận dữ của mình. Còn với những
người miền Nam, họ giận giữ, mức cortisol và testosterone tăng vọt, cái siết tay
của họ chặt lại.

Các di sản văn hóa là những nguồn lực đầy quyền năng. Chúng ăn sâu bám
rễ và trường tồn. Chúng tồn tại, từ thế hệ này qua thế hệ khác, có thể thấy chẳng
suy suyển gì mấy, thậm chí ngay cả khi các điều kiện kinh tế xã hội và nhân khẩu
học vốn sinh ra chúng ta đã biến mất, và chúng đóng vai trò đáng kể trong định
hướng thái độ và hành vi đến mức con người sẽ không thể nào hiểu được thế giới
của mình nếu thiếu vắng chúng.
*Bằng cách nghiên cứu chi tiết các vụ tai nạn hàng không liên tiếp xảy ra
của hãng Korean Air, tác giả đã chỉ ra việc các di sản văn hóa của một quốc gia
(trong trường hợp này là người Hàn Quốc) ảnh hưởng như thế nào đến thành công
hay thất bại của ngành hàng không nước đó:
Nguyên nhân các vụ tai nạn hàng không tại Hàn Quốc cũng như một số quốc
gia khác trên thế giới:
Những trục trặc bắt đầu với không chỉ một sai lầm: một vụ tai nạn điển hình
có liên quan tới bảy sai lầm liên tiếp do con người tạo ra. Một trong số các phi
công làm việc gì đó sai thì bản thân nó chưa phải là vấn đề nghiêm trọng. Thêm
một sai lầm khác, kết hợp với sai lầm đầu tiên thì vẫn chưa đủ độ gây ra tai ương.
Nhưng rồi họ gây ra sai lầm, thêm một lần nữa và thêm sai lầm khác, chính sự kết
hợp của tất cả những sai lầm nói trên đã dẫn tới thảm họa.
Những sai lầm này hiếm khi nảy sinh từ kiến thức hay kỹ năng bay. Đó
không phải là việc các phi công không tìm được tiếng nói chung khi thao tác kỹ
thuật then chốt nào đó. Đó là vướng mắc trong làm việc nhóm và đối thoại.
Điều đòi hỏi ở phi công chính là đối thoại. Đối thoại không chỉ với mục đích
đưa ra mệnh lệnh mà còn với nghĩa khuyến khích, dỗ dành, trấn an, đàm phán và
chia sẻ thông tin bằng cách thức rõ ràng và minh bạch nhất có thể. (trong khi ở Hàn
Quốc cấp dưới không dám ra lệnh cho cấp trên, mà việc này đặc biệt bất lợi khi
gặp phải những tình huống khẩn cấp trong tai nạn hàng không).
Điều xảy ra khi bạn mệt mỏi đó là những kỹ năng ra quyết định của bạn bị
giảm đi. Bạn bắt đầu quên nọ sót kia, những thức mà ngày hôm trước bạn thuộc
vanh vách.
Từ việc tìm ra nguyên nhân, các nhà lãnh đạo đã tìm ra biện pháp cải tổ tại
Korean Air, đưa hãng này trở thành một trong những hãng hàng không an toàn
nhất hiện nay:

Họ đã thay đổi phong cách của mình, họ giành thế chủ động, họ nâng cao
phần gánh vác trọng trách. Họ không chờ đợi người khác chỉ thị cho họ. Họ đều là
những người có thâm niên, ở vào độ tuổi ngũ tuần, giàu kinh nghiệm, họ đã được
đào tạo lại và giờ đây thực hiện thành công công việc của mình. Chúng ta có cách
để tạo nên thành công từ chính những thất bại.
*Sự khác biệt giữa những quốc gia có chỉ số quyền lực thấp và những quốc
gia có chỉ số quyền lực cao:
Quyền lực chính là thứ mà người nắm giữ nó cảm thấy xấu hổ và họ sẽ cố
gắng thể hiện ít hơn vốn có. Ví dụ, thủ tướng Áo đôi lúc bắt xe điện đến nhiệm sở,
thủ tướng Hà Lan đi nghỉ bằng căn nhà di động tại một khu cắm trại ở Bồ Đào
Nha. Hành xử như thế rất ít khi xảy ra ở những quốc gia có PDI cao như Bỉ hay
Pháp.
7. “Người có khả năng thức dậy trước bình minh suốt 360 ngày một
năm chắc chắn có thể làm cho gia đình mình trở nên sung túc’’. Bàn về việc
được sinh ra trong nền văn minh lúa nước có ảnh hưởng như thế nào đến việc
bạn giỏi Toán?
Sự khác biệt trong cách phát âm các số của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc
khiến trẻ em châu Á học đếm nhanh hơn nhiều so với trẻ em Mỹ. (cách đọc số của
Trung Quốc ngắn và gọn hơn Mỹ rất nhiều) Những em bé Trung Quốc trung bình
lên 4 tuổi có thể đếm tới 40. Trẻ em Mỹ chỉ có thể đếm tới 15. Tính đến lúc 5 tuổi
thì trẻ em Mỹ đã bị chậm nhất một năm so với các bạn đồng trang lứa châu Á xét
về kỹ năng toán học căn bản nhất. Tính quy tắc trong hệ thống số đếm châu Á cũng
đồng nghĩa với việc trẻ em châu Á thực hiện các phép tính cơ bản, ví dụ như phép
cộng dễ dàng hơn nhiều lần.
Những di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng, và một khi chúng ta đã thấy
được những hiệu ứng đáng kinh ngạc trong những yếu tố kiểu như khoảng cách
quyền lực hay ví dụ về cả một dãy số có thể được đọc ra trong ¼ giây thay vì 1/3
giây, thì thử hỏi rằng có bao nhiêu loại di sản văn hóa khác cũng có tác động đến
những công việc liên quan đến trí não của chúng ta trong thế kỷ 21. Sẽ ra sao nếu
việc xuất thân từ một nền văn hóa được định hình bởi nhu cầu trồng cấy lúa gạo
cũng khiến cho bạn cừ hơn trong môn Toán?
Nhà sử học David Arkush có lần đã so sánh tục ngữ của nông dân Nga với
Trung Quốc, và sự khác biệt lã rất rõ rệt. “Nếu Chúa không đem nó tới, mặt đất
cũng sẽ không ban tặng nó” là một tục ngữ dân gian Nga điển hình. Đó là kiểu đặc

trưng thuyết định mệnh và bi quan chủ nghĩa của một hệ thống phong kiến có xu
hướng đàn áp, nơi người dân nghèo không có nguyên cớ gì để tin tưởng vào tính
hiệu quả trong lao động của riêng mình. Còn ở phía kia, Arkush viết, tục ngữ
Trung Hoa lại rất nổi bật ở niềm tin rằng: “Lao động chăm chỉ, toan tính khôn
ngoan và tự thân vận động hoặc phối hợp với một nhóm nhỏ sẽ được đền đáp kịp
thời”.
Làm việc chăm chỉ chính là thứ những người thành công thực hiện, và tinh
thần của nền văn hóa hiện hình trên những thửa ruộng lúa ấy chính là làm việc
chăm chỉ đem lại cho người ta thành công. Bài học ấy đã mang lại lợi ích cho
người châu Á rất nhiều nỗ lực nhưng hiếm khi đến mức hoàn hảo như trong trường
hợp môn Toán.
Đôi khi chúng ta vẫn nghĩ về việc giỏi môn toán như một năng lực thiên
bẩm. Hoặc bạn có nó hoặc không bao giờ. Nhưng đối với Schoenfeld, năng lực
không chiếm phần nhiều bằng thái độ. Bạn thành thạo môn Toán nếu bạn tự
nguyện cố gắng. Thành công là kết quả của sự kiên định, ngoan cường và tự
nguyện làm việc chăm chỉ trong suốt 22 phút để hiểu được điều gì đó mà hầu hết
mọi người sẽ từ bỏ sau 30 giây.
Trên thực tế chúng ta có thể dự đoán những quốc gia nào giỏi môn Toán
nhất đơn giản chỉ bằng cách nhìn xem mức độ nỗ lực và làm việc của nước nào cao
nhất. Đó là những quốc gia nơi trong suốt hàng trăm năm qua, những người nông
dân nghèo khó lao động quần quật trên những cánh đồng lúa tới 3000 giờ một năm,
bảo ban nhau bằng những lời kiểu như: Người có khả năng thức dậy trước bình
minh suốt 360 ngày một năm chắc chắn có thể làm cho gia đình mình trở nên sung
túc.
8. Mở rộng vấn đề trên, tác giả kể về câu chuyện của cô bé Marita với
nỗ lực học tập không ngừng:
* So sánh lực học của Alex và Katie: Alex không chắc đã thông min hơn
Katie, chỉ là cậu bé học nhiều hơn cô bé. Cậu bé đã trải qua vài tháng trời học hành
liên tục suốt mùa hè trong khi cô bé chỉ xem TV và vui chơi ngoài trời, cuối cùng
Alex đã học tốt hơn Katie chỉ nhờ vào việc chăm chỉ học hè.
* Câu chuyện của Marita: Mẹ Marita kể về lịch trình một ngày của con gái
mình tại trường Kipp: luôn phải tận dụng tối đa thời gian mỗi ngày cho việc học.
Em đã trải qua những khoảng thời gian giống như lịch trình làm việc của một luật
sư hay một bác sĩ mà không hay biết.

Bài học ở đây rất đơn giản nhưng rõ ràng là chúng ta thường đánh giá thấp
nó. Chúng ta bị đóng khung vào những hình mẫu xuất sắc đến mức chúng ta nghĩ
rằng những kẻ xuất chúng tự nhiên nảy nở từng lòng đất. …Marita không cần một
ngôi trường mới với những sân chơi rộng hành héc ta và những trang thiết bị bóng
lộn. Cô bé không cần một chiếc laptop, một lớp học quy mô nhỏ, một giáo viên
với học vị tiến sĩ hay một căn hộ rộng rãi hơn. Cô bé không cần đến mức IQ cao
hơn… tất cả những điều ấy sẽ là rất tuyệt nhưng chúng đều đi chệch hướng. Marita
chỉ cần một cơ hội: Ai đó đem một phần nhỏ bé của tư duy ruộng lúa đến vùng
Nam Bronz và giải thích cho cô bé về sự thần kỳ của công việc có ý nghĩa.
9. Tác giả dành chương cuối để kể về xuất thân của bản thân mình. Ông
cho rằng mình có được như ngày hôm nay là nhờ vào việc bà ông, rồi cha mẹ
ông đã không ngừng đấu tranh giành quyền bình đẳng, quyền được học hành,
đấu tranh chống phân biệt chủng tộc trong quá khứ:
Khi mẹ tác giả- bà Daisy, một người Jamaica bị chỉ trích vì màu da nâu của
bà:
Tôi đã thở than với Chúa bằng biết bao nhiêu lời lẽ: Con ở đây, một kẻ đại
diện đầy thương tích của chủng tộc da đen trong một cuộc vật lộn hòng được thừa
nhận tự do và bình đẳng như những kẻ da trắng thống trị. Nhưng Chúa chỉ thấy nực
cười, lời cầu nguyện của tôi không đúng sự thật. Tôi thử lại lần nữa, và rồi Chúa
cất lời: “Chẳng phải con cũng làm việc tương tự hay sao? Hãy nhớ đến người này,
người kia, những kẻ con đã từng coi khinh, hay né tránh, hay cư xử kém tôn trọng
so với người khác chỉ bởi họ sai biệt với con ở bề ngoài, và con lấy làm hổ thẹn vì
bị đồng nhất với họ. Chẳng phải con đã từng vui mừng rằng con không mang màu
da sậm hơn? Hay hoan hỉ rằng con không phải da đen?”
Nỗi tức giận và căm ghét của tôi đối với bà chủ nhà tan biến. Về khía cạnh
ấy, tôi chẳng tốt đẹp gì và cũng chẳng tệ hại gì hơn… Chúng tôi đều mắc lỗi vì thói
tự cao, kiêu hãnh và coi mình khác biệt mà bởi nó, chúng tôi đã đẩy một số người
ra xa mình.
Việc Bill Gates nhìn lại cuộc đời mình và nói “Tôi thật may mắn” đòi hỏi ở
ông đức khiêm nhường không hề nhỏ bé….Những kẻ xuất chúng… Họ chính là
những sản phẩm của lịch sử, của cộng đồng, của cơ may và di sản. Thành công
của họ không phải là biệt lệ và kỳ bí. Nền tảng của nó là cả một mạng lưới lợi thế
và kế thừa, một vài người xứng đáng, một số thì không, mọt vài người giành được,
số khác đơn thuần may mắn- nhưng tất cả đều đóng vai trò không thể chối bỏ trong

việc làm nên những con người ấy. Kẻ xuất chúng, xét cho cùng, chẳng hề xuất
chúng./.
* Giới thiệu một số sách cùng một tác giả:
Trong chớp mắt
Điểm bùng phát
Chú chó nhìn thấy gì
David & Goliath


Bình luận về bài viết này

2018.05.11 Điểm đến của cuộc đời – Đặng Hoàng Giang, MSer: Tuấn Anh

Review truyện Điểm Đến Của Cuộc Đời: Hành trình của những người ...

Các anh chị thân mến,

Đọc bài viết của anh Cường về cuốn sách của anh Giang nên em nhớ ra cảm nhận về cuốn sách mới nhất của anh Giang mà em vừa đọc. Em xin chia sẻ một vài cảm nhận của em sau khi đọc a.

————————————————–

Điểm đến của cuộc đời – Đặng Hoàng Giang

Cuốn sách không như những cuốn sách mà mình đã từng đọc, không có những bài học, kỹ năng hay công thức được rút ra. Cũng không phải là những câu chuyện lãng mạn hay hình sự, phiêu lưu ở một thế giới tưởng tượng nào đó. Khác với tất cả những câu chuyện mà mình đã từng đọc, từng biết – mà là câu chuyện của những con người đang tiến gần đến cái chết.

Câu chuyện đầu tiên về người mẹ mất đứa con 10 tuổi của mình, có lẽ đây là câu chuyện mà mình khó có thể thấu cảm nhất nhưng lại có sự đồng cảm lớn nhất. Mình không phải là một người mẹ, một người phụ nữ để có thể hiểu được sự kết nối kỳ diệu giữa mẹ và con, nhưng câu chuyện khiến cho mình nhận ra rằng, người thân yêu nhất ở bên cạnh mình là mẹ cũng có thể rời bỏ mình đi mãi mãi bất cứ lúc nào. Mình cảm nhận được điều này một cách chắc chắn và đến một ngày nào đó mình sẽ phải chứng khiến chuyện ấy xảy ra. Rồi một nỗi sợ còn lớn hơn nữa “hit” mình, rồi thậm chí đến một ngày nào đó thì chính bản thân mình cũng sẽ không còn tồn tại, tất cả tên tuổi, danh vọng hay cả cơ thể này của mình cũng sẽ mục nát và biến mất mãi mãi.

Tiếp nối là những câu chuyện về những con người khác, mỗi người một hoàn cảnh, một nơi chốn, họ suy nghĩ về cuộc đời thật khác nhau nhưng vượt qua tất cả những điều đó, họ có một điểm chung đó là đang cùng chờ đợi cái chết đến với mình. Có lẽ với những người còn trẻ như mình, khái niệm về cái chết còn quá xa với khi sự sống còn hứa hẹn kéo dài phía trước. Đó phải là công việc, sự nghiệp, thành công hay tình yêu, tuổi trẻ gắn liền với tận hưởng và trải nghiệm cuộc sống. Chúng ta thường bám vào cái ý thức này để sống, để thức dậy mỗi ngày với niềm hy vọng tràn trề, nhưng lại quên đi mất rằng sự thật lại rất mong manh.

Có lẽ điều làm nỗi sợ hãi cái chết khủng khiếp hơn tất cả những nỗi sợ khác chính là việc chúng ta chỉ có thể trải nghiệm nó một lần. Không như việc sợ bơi thì ta phải nhảy xuống nước để đối mặt với nó, hay có thể chọn không bao giờ đi bơi, thực ra thì cũng là nỗi sợ cái chết mà thôi nhưng ta biết còn có cơ hội để mình sống sót, rằng mình có thể tiếp tục sau lần chết đuối hụt hay thỏa mãn với niềm vui bơi lội. Cái chết chứa ẩn trong nó một sự bí hiểm mà không tri thức hay sự thông thái nào có thể giải thích. Phải chăng chúng ta sợ những thứ mà mình không biết.

Sau tất cả có lẽ những con người này đang từ từ đón nhận và chuẩn bị cái chết đến với mình chứ không hề chờ đợi, quằn quại trong vô vọng bất lực hay cố gắng chống cự trong sự đau đớn và tuyệt vọng nữa. Con người thật kỳ diệu, chúng ta sống bởi chính sự tồn tại và khả năng ý thức sự tồn tại của chính mình, vậy mà đứng trước sự thật rằng chính cái ý thức về sự tồn tại này sẽ mất đi mà ta lại có thể bình tĩnh và thản nhiên đón nhận đến vậy. Có lẽ khi mọi sự chống cự và phản kháng đều thất bại thì chấp nhận là điều duy nhất mà ta còn có thể làm. Điều này không đồng nghĩa với sự buông xuôi mà chính sự là một bài học lớn nhất mà chúng ta cần học, học chấp nhận và đứng cố gắng phản ứng với thế giới xung quanh.

Sau mỗi câu chuyện, có lẽ mỗi người sẽ có một bài học khác nhau, bài học về tinh thần lạc quan hay vươn lên nghịch cảnh, cách chuẩn bị cho cái chết hay vượt qua sự đau thương mất mát nhưng có lẽ bài học lớn nhất với bản thân mình là sau tất cả thì không một ai trong chúng ta, những người mình cho là quan trọng hay yêu quý, kể cả bản thân mình…tất cả đều sẽ chết, sẽ biến mất mãi mãi. Và mình cần hiều điều này và chuẩn bị đối mặt với nó như chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, dù có sẵn sàng hay không thì nó cũng sẽ tới.


Bình luận về bài viết này

2020.03.16 Làm điều quan trọng – John Doerr, MSer: Ánh nguyệt

Làm điều quan trọng: Con đường tiến đến thành công | DoanhnhanPlus.vn

Measure what matters

Google, Intel, Adobe, YouTube, Gates Foundation, … đã dịch chuyển thế giới bằng OKRs như thế nào?

John Doerr

Có một giai đoạn, mình đi ra đường sách, thấy cuốn sách nào cũng thấy thờ ơ, không muốn đọc bất cứ một cuốn nào hết – thật sự là có những tháng ngày như thế 😛

Nhưng vì công việc, vì định hướng mình mong muốn, mình vẫn có thói quen đi đường sách, tới nhà sách bất cứ khi nào có thời gian, mình vẫn chơi ngày một thân với những người làm sách, mình chủ động vào những nhóm liên quan đến dịch sách, review sách, mình chịu khó đọc những chia sẻ về sách … thì ra mình vẫn thấy sách có ích với mình 😛

Rồi cái ngày cảm hứng đọc sách cũng quay trở lại, mình được sếp đưa cho cuốn “Quốc gia khởi nghiệp” – nhìn thấy ở Trung Nguyên đến cả mấy năm nay mà chưa bao giờ mình giở cuốn sách đó ra đọc, cảm giác như cuộc đời mình chẳng liên quan gì tới cuốn sách đó =)), vậy mà mình cũng đọc gần hết 😛 – Mình thấy rằng Việt Nam sao mà học Israel được – người ta sống giữa một cuộc chiến khốc liệt để giữ đất, giữ nhà nước, người ta vừa đi lính vừa làm doanh nhân, dân số của người ta ít phải chuyên chở từng máy bay từ các nước khác về cho nhập cư không điều kiện, còn nuôi ăn và tạo việc làm … người ta thì vừa làm nhà máy, vừa cầm súng chiến đấu … đâu như mình, mất việc thì về có bố mẹ nuôi, cả họ cả làng chạy chọt để cho 1 thanh niên không phải đi nghĩa vụ quân sự … lấy đâu ra tinh thần như cái “Quốc gia khởi nghiệp” đó nhỉ? Nhưng chắc cũng học được vài thứ về nông nghiệp công nghệ cao, học được cách họ dạy nhau học, học được cách họ nghĩ ra ngoài khuôn khổ của một nhà nước, họ nghĩ đến những sản phẩm toàn cầu, họ dựng những công ty để giải quyết những vấn đề của những ông lớn, họ dám nghĩ lớn và dám làm những điều lớn lao, tầm cỡ quốc tế – cái này thì cần phải học J

Quay trở lại cuốn sách chính “Làm điều quan trọng” – haha, mình vẫn hay lan man như thế – cuốn sách này mua từ hồi tháng 8, mà chưa kịp đọc, đã bị người khác lấy về nhà rồi mình đòi mãi không mang lên trả J. Thật may lại có 1 buổi off chia sẻ về cuốn sách này, mình đăng ký tham dự, vì vậy mà lại bỏ tiền mua 1 cuốn mới, để còn đọc mà nghe chia sẻ và đặt câu hỏi cho nó rõ – nhưng sự thật là mình chưa kịp đọc trang nào thì ngày sharing về OKRs cũng đã tới, mình đến nghe, thấy nó rất thú vị (không như đợt mình giao cho em Hải ở TalentPool đi 1 hội thảo về topic này ở Hà Nội, sau khi về em ấy báo cáo và đưa slide lại cho mình mà mình lại không thấy hấp dẫn lắm), mình hiểu về OKRs qua chia sẻ của anh Phương – người đã cùng doanh nghiệp anh ấy triển khai trong hơn 1 năm qua, về những hiệu quả, khó khăn, thách thức, những câu chuyện xoay quanh việc áp dụng OKRs trong thực tế doanh nghiệp Việt, họ áp dụng chỉ thông qua việc đọc sách và thêm 1 số ứng dụng công nghệ để giúp việc quản trị OKRs được tốt hơn. Mình thấy hứng thú, vì vậy mình dành thời gian đọc hết cuốn sách này sau 5 ngày, thật ra cũng không phải là tốc độ nhanh khi cuốn sách cũng chỉ có 300 trang, cuốn sách có rất nhiều đoạn hay mà mình thích thú:

Để tồn tại trong một thị trường cạnh tranh khố liệt, họ cần phải giữ đội ngũ thật tập trung và đi theo mục tiêu rõ ràng”.“OKRs: “Một phương pháp quản lý giúp đảm bảo tập trung nỗ lực vào cùng những mục tiêu quan trọng xuyên suốt cả công ty”

O – Mục tiêu: Là những thứ chúng ta muốn đạt được không hơn không kém – WHAT?

KRs – Những kết quả then chốt: sẽ đánh dấu và giám sát cách chúng ta đi đến những mục tiêu đó như thế nào? HOW?

OKRs làm nổi lên những mục tiêu chính của công ty, tạo ra những nỗ lực và phối hợp, kết nối những mục tiêu thông qua các hoạt động, đồng nhất cả công ty.

Mục tiêu là cần thiết đối với bất kỳ ai theo đuổi đạt năng suất cao ở nơi làm việc.

Mục tiêu khó và càng cụ thể sẽ tạo được năng suất cao, hơn những lời mơ hồ như “cố gắng hết sức”

90% số công ty tham dự đã xác nhận năng suất được cải thiện rõ rệt bằng cách đưa ra những mục tiêu được định nghĩa rõ ràng và đủ thách thức.

Đưa vào OKRs một phụ gia quan trọng có yếu tố quyết định: sự tin tưởng tuyệt đối từ cấp lãnh đạo cao nhất.

Không quan trọng anh biết cái gì, mà anh có thể làm gì với bất cứ điều gì anh biết hoặc anh thu được ở đây, và anh có trở nên có giá trị thật sự ở đây. … kiến thức chỉ đứng hàng thứ hai và hành động mới là quan trọng nhất.

Một doanh nghiệp nên là một cộng đồng được xây dựng trên nền tảng tin tưởng và tôn trọng đối với nhân viên, chứ không chỉ xem họ là chiếc máy tạo ra lợi nhuận.

Nếu biết đo lường kết quả, mọi việc sẽ tốt hơn lên

Phương pháp đo lường cái gì là quan trọng bắt đầu bằng câu hỏi: Cái gì quan trọng nhất trong 3 tháng (hay 6 tháng, hay 12 tháng) tới?

Chu kỳ tốt nhất của OKRs là chu kỳ phù hợp với ngữ cảnh và văn hóa của công ty chúng ta.

OKRs vốn dĩ đã phải hoạt động theo sự tiến triển của công việc

Nên nhớ rằng nếu chúng ta cố gắng tập trung vào mọi thứ, tức là chúng ta không tập trung vào việc gì được cả.

Áp dụng OKRs, lãnh đạo phải cam kết công khai những mục tiêu của mình và phải kiên định trước những mục tiêu đó.

Làm cái gì đó quá nhiều, quá nhanh chắc chắn sẽ kết thúc trong thảm bại đau đớn

Nhân viên theo bản năng cứ nhìn các sếp của mình trong cách thiết lập mục tiêu và làm theo

Để truyền cảm hứng cho sự cam kết, lãnh đạo phải thực hành những điều họ dạy. Họ phải làm gương cho hành vi mà họ kỳ vọng ở nhân viên.

Anh dừng trông mong lập ra một hệ thống OKRs đúng đắn ngay từ lần đần. Sẽ không có sự hoàn hảo cho dù vào lần thứ 2 hay thứ 3. Nhưng đừng nản chí, hãy kiên định, anh cần điều chỉnh và làm chúng trở thành của riêng mình.

Minh bạch gieo mầm cho sự hợp tác.

Môi trường OKRs lành mạnh hướng đến cân bằng giữa kết nối và tự quản, giữa mục tiêu chung và không gian sáng tạo riêng.

Chúng ta không thể làm mọi thứ cùng một lúc được đâu. Chúng ta phải chọn thôi.

Hệ thống OKRs được tích hợp một chức năng rất hay: nhận hồi âm 360 độ cho phép tất cả các bên so sánh và đối chiếu các mục tiêu theo định kỳ.

Một cuộc khảo sát ở California cho thấy, người nào ghi lại mục tiêu của mình và gửi báo cáo cập nhật hàng tuần cho một người bạn thì có cơ hội đạt được mục tiêu cao hơn 43% so với những người chỉ nghĩ về các mục tiêu mà không chia sẻ với bất kỳ ai.

Cái gì anh giỏi nhất thế giới

Cuộc trao đổi 1:1 giữa quản lý và nhân viên: thời gian 90 phút của một quản lý “có thể nâng cao chất lượng công việc của thuộc cấp đến hai tuần”

Những doanh nghiệp có văn hóa “công nhận” cao lại có tỷ lệ nhảy việc thấp hơn các doanh nghiệp ít “công nhận” đến 31%

Chúng tôi tạo ra một môi trường mà mọi người có thể nói với nhau: “Anh biết không, sai lầm không hề hấn gì cả, bởi vì đó chính là cách tôi sẽ phát triển nhiều nhất”.

Khi áp dụng OKRs, lợi ích trước mắt là chúng tôi có ngay một quy trình – một hành động đơn giản để buộc mọi người nghĩ về công ty một cách có ý nghĩa, minh bạch, phụ thuộc vào nhau. Đó cũng chính là chất xúc tác để nhân viên tăng tốc khi công ty mở rộng.

Văn hóa thúc đẩy làm việc cao dựa vào sự tổng hợp 2 yếu tố

–        Những nhân tố xúc tác, được định nghĩa là “Những hành động hỗ trợ công việc” – nghe giống như OKRs: Bao gồm thiết lập mục tiêu rõ ràng, cho phép tự chủ, cung cấp đủ thời gian và nguồn lực, cởi mở trong việc học hỏi từ thất bại va fthanfh công, cho phép tự do trao đổi ý tưởng.

–        Nuôi dưỡng: được định nhgiax là “những hành động hỗ trợ lẫn nhau” – cũng mang dáng dấp của phương pháp trao đổi CFRs: tôn trọng và công nhận, khuyến khích, thoải mái tư tưởng và cơ hội liên kết.

Ở nhân viên có những cuộc trao đổi chân tình, nhận được phản hồi thông tin có tính xây dựng và công nhận sự đóng góp, nơi đó sự hăng hái nhiệt tình với công việc sẽ lan truyền vô cùng nhanh chóng.

Không có một sức mạnh văn hóa nào mạnh hơn “sự minh bạch tích cực”, nơi mà “con người cởi mở, chia sẻ sự thật, thu hút mọi người và chia sẻ những điểm yếu”

Không có sự kết nối văn hóa, chiến lược hoạt động tốt nhất thế giới – OKRs – cũng sẽ thất bại.

Văn hóa xoay quanh những con người mà chúng ta tuyển vào doanh nghiệp và những giá trị mà họ mang đến.

Khi anh bắt đầu nghe sự thành thật, phơi bày điểm yếu, trò chuyện tay đôi với nhân viên về bảng báo cáo, anh bắt đầu thấy điều gì giúp họ hoàn thành công việc. Anh sẽ thấy họ khao khát muốn kết nối đến những thứ lớn hơn. Anh sẽ “nghe” được nhu cầu được công nhận của họ.

 

Kể ra thì cũng thật dài và nhiều đoạn thấy tâm đắc, bởi thực trạng quản trị tại các doanh nghiệp Việt mà mình thấy không tốt lắm, cần một phương pháp nào đó để mọi người có thể nương vào để thực hành phối hợp cùng nhau và hoàn thiện bản thân thông qua công việc, không tạo ra những tổn thương không đáng có. Mình đọc “Làm điều quan trọng” và link đến rất nhiều thứ đã từng nghiên cứu trước đó như MBO, BSC, Văn hóa doanh nghiệp theo CHMA, PDCA, 5W1H, PBSC & IDP, Coaching 1-1 với GROW & OLIS, … rồi mình muốn đọc thêm về Tứ đại quyền lực và mình có ấp ủ sẽ soạn 1 bài giảng về chủ để OKRs mà liên quan tới những công cụ trên =)) hình như cái máu làm nghề thiết kế chương trình/bài giảng của mình lại nổi lên.

Cuốn sách là những câu chuyện đi tư vấn về OKRs của John Doerr, và OKRs là do Andy Grove chủ tịch của Intel đã áp dụng và truyền lại cho John.

Thế đấy, cuốn sách Làm điều quan trọng rất đáng để các doanh nghiệp khởi nghiệp, hoặc những doanh nghiệp đang tăng trưởng với tốc độ quá nhanh đọc và áp dụng, và cần nhớ những lộ trình mà quá trình áp dụng cần phải đi qua, đừng tưởng “đi tắt đón đầu” là thành công – nó sẽ giống như khi mình chưa học xong bảng chữ cái mình đã đòi viết sách xuất bản =))

Chỉ vậy thôi, bạn đọc cuốn sách đi – mỗi ngày 10 trang thôi thì 30 ngày (tương đương 1 tháng) cũng đọc hết cuốn sách này – nếu bạn thấy nó cần thiết với bạn & tổ chức của bạn ^^


Bình luận về bài viết này

2019.09.10 Chuyện con ốc Sên muốn biết tại sao nó chậm chạp, Luis Sepulveda, MSer: Ánh Nguyệt

Tối qua gặp Trưởng lão Lại Thăng, em được tặng cuốn sách 82 trang sáng nay ngồi bus đi làm đã đọc xong, share lại cho cả nhà vài dòng cảm nhận, từ sáng tới giờ nhớ nhà quá đi mà 😦 

Anh tui vào đi chia sẻ cho Đào Tạo Đại Sứ Đọc Khoá 4 của Reading Việt Nam không quên dành thời gian cho tôi, ủng hộ tôi trong những lựa chọn sắp tới ^^ Có lẽ Trưởng Lão Lại Thăng là đại diện của Mến Sách tích cực nhất đối với cộng đồng cho tới giờ này ^^

Cuốn sách mới nhận tối qua, giờ đã đọc xong, một câu chuyện nhẹ nhàng của người ông viết cho những đứa cháu của mình về câu hỏi tò mò của chúng: Tại sao ốc sên lại chậm chạp hả ông 🤔?

image.png

Làm mình nhớ tới bộ sách Chắp cánh thiên thần cũng của một người ông viết cho cháu, và mình nhớ Ông nội & Ông ngoại của mình. Ông ngoại dạy mình cách yêu cây cỏ, hồi bé không hiểu tại sao ông có thể ngồi ngoài vườn ban đêm thưởng trà & ngắm hoa quỳnh nở, cũng không hiểu tại sao bọn mình chạy qua chạy lại va vào chậu cây của ông thì ông sẽ mắng, cũng không hiểu tại sao mỗi mùa cây & hoa đẹp nhất ông đều mời thợ ảnh về chụp lại những khoảnh khắc của chúng và in ra rồi ngồi ngắm lại thường xuyêb, rồi ông mua cả máy ảnh & camera về chỉ để quay lại hình ảnh khu vườn của mình, rồi ông ốm mấy tháng vì người ta vào bê trộm một cây ông rất quý, rồi ông nhất quyết không bán bất cứ cây nào trong vườn dù người ta vào nhiều lần và trả giá rất cao, rồi khi ông mất, có nhiều cây cũng lần lượt không sống tiếp nữa … Và rồi khi mình trồng vườn của mình, mình ngắm nhìn nó mỗi ngày, mình chụp ảnh nó dù tinh mơ hay tối mịt chỉ để lưu lại những khoảnh khắc của chúng ở từng thời khắc, mình cảm ơn chúng, cảm ơn Ông Ngoại!

Ông Nội thì nắm tay mình đi khắp mọi nơi hồi hai ông cháu ở Sài Gòn, ông dạy mình đọc sách báo hàng ngày, đi tàu lượn siêu tốc dù ông đã ngoài 80, dạy mình cách dành thời gian cho mọi người bằng việc mỗi mùa hè ông đều đi ở nhà các con cháu theo vòng để dành thời gian chơi với các cháu, ông chưa bao giờ phân biệt cháu nội hay ngoại, gái hay trai, ông yêu quý các cháu như nhau, Ông luôn để dành cho các cháu ở xa về những món quà nhỏ, để cho chúng mình trèo cây hái ổi và nắn hồng xiêm … Ông có 10 hoa tay nên hè nào ông cũng dạy chúng mình từ cách đan nong đến gấp hạc, ông có nụ cười hiền hậu nhất mình từng thấy … – hai người đã dạy mình biết yêu cây cỏ, yêu thương con người từ cách sống của họ!

Mình biết ơn vì đã có hai người ông tuyệt vời như vậy ^^ Họ còn tạo ra bố mẹ mình nữa – bố mẹ cũng cho mình một cuộc sống đầy ắp yêu thương và tiếng cười và giờ là cả sự tự do làm những điều mình thích!

Con ốc sên 🐌 Dũng Khí trong câu chuyện, bởi sự tò mò đã đi tìm cho mình một cái tên, tìm cho mình câu hỏi vì sao loài ốc sên lại chậm chạp, và nhờ chuyến chu du đó nó được gặp bao nhiêu người thông thái từ bác Cú, bác Rùa 🐢 Trí Nhớ, đàn kiến 🐜🐜🐜🐜🐜, bọ hung hay chuột chũi … Để học được những điều chưa từng biết. Và để khi quay về với đồng loại của mình, nó biết cách dẫn dắt những con 🐌🐌🐌🐌🐌 khác đi theo nó đến vùng đất mới ít hiểm nguy hơn với sự hiểu biết và kết nối.

Vậy đó, cứ đi đi – đi để trưởng thành bởi trên hành trình đó dù có nhiều hiểm nguy hay mệt mỏi nhưng bạn sẽ gặp được thật nhiều người giỏi & tốt sẽ giúp đỡ bạn, chỉ cần không bỏ cuộc thì cuối cùng bạn sẽ thấy đó là con đường của niềm hy vọng, một hành trình đầy hạnh phúc!


Bình luận về bài viết này

2019.07.10 CUỘC CÁCH MẠNG MỘT CỌNG RƠM, MASANOBU FUKUOKA, MSer: Ánh Nguyệt

Gửi cả nhà CNS của em nha

Hai cuốn sách, hai nhà xuất bản, nhưng lại cùng về một chủ đề: về nông nghiệp không dùng phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật và đều là nông nghiệp tại Nhật. Rất mong ai đó đọc bài này có thể recommend thêm cho mình những cuốn sách liên quan đến chủ đề này

Mình thích câu này “Mục đích tối thượng của làm nông không phải là trồng cây, mà là sự tu dưỡng và hoàn thiện con người”. Mình chưa trồng quá nhiều cây, nhưng mình dành thời gian cho vườn cây của mình cũng không phải là quá ít, mình yêu những bông hoa, yêu những sắc màu của lá dù là khi chúng mới là những chồi non hay đến khi chúng lìa cành. Mình yêu những nụ hoa mới chớm và cả những bông hoa tàn rụng cánh cũng làm mình thấy thiên nhiên thật diệu kỳ. Màu sắc của cỏ cây hoa lá, chẳng phải là từ sự quang hợp và hòa hợp với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời – đất – nước – gió & đôi khi với con người. Mình tin những cái cây cũng biết cảm nhận, bởi mình thấy ở khu vườn của mình, cứ cây nào mình trò chuyện, xúc chạm, ngắm nhìn và quan tâm nhiều hơn thì các em ấy ra hoa nhiều hơn.

Trở lại với cuốn sách “Cuộc cách mạng một cọng rơm” của Fukuoka, đọc cuốn sách này vì hôm phỏng vấn 2 VCA các bạn đều đề cập tới nó, chẳng lẽ mình lại không biết nó viết cái gì – cuốn sách qua lời kể của 2 em thì chưa có gì thú vị, nhưng khi đã lựa chọn làm trong ngành nông nghiệp thì cũng nên và cần phải biết những cuốn sách trong ngành để còn có thông tin mà trò chuyện cũng như hiểu được phần nào thế giới nông nghiệp đầy diệu kỳ này.

Cuốn sách được viết theo lối kể chuyện, những chuyện Masanobu Fukuoka đã làm với vườn quýt để lại của cha, với cách ông để cho mọi thứ như tự nhiên vốn thế – lối văn có vẻ hơi kỹ thuật, nhưng thỉnh thoảng lại buông ra những câu mà mình thấy thích vô cùng 😛

Tôi đặc biệt không thích từ “làm việc”. Con người là loài động vật duy nhất phải làm việc, và tôi nghĩ đó là điều nực cười nhất trên thế gian này.“Đối với con người, cuộc sống giản dị như vậy là có thể nếu người ta làm việc chỉ để đáp ứng nhu cầu trực tiếp mỗi ngày của mình. Trong một cuộc sống như thế, lao động chẳng phải là lao động như người ta thường nghĩ, mà đơn giản chỉ là làm những gì cần làm”.

“Làm nông thuần túy tư nhiên là kiểu của trường phái không nhát chém. Nó chẳng nhằm đi tới cái đích nào mà cũng không kiếm tìm chiến thắng. Đưa khái niệm “không làm gì cả” vào thực hành là một điều mà người nông dân phải nỗ lực đạt tới. … Khi hiểu được rằng người ta sẽ đánh mất niềm vui và hạnh phúc khi cố gắng sở hữu chúng, thì đó chính là lúc điều cốt yếu của làm nông tự nhiên sẽ được nhận chân.”

“Mục đích của chế độ ăn tự nhiên không phải là để tạo ra những con người thông thạo có thể giải thích hợp lý và sành sỏi việc lựa chọn thức ăn, mà là để tạo ra những con người không biết gì, nhặt lấy đồ ăn mà không cần viện tới những phân biệt thuộc về ý thức. Điều này không đi ngược với tự nhiên. Bằng việc nhận ra “vô tâm”, không lạc lối trong những vi tế của hình tướng, chấp nhận rằng màu sắc của vô màu chính là màu, đấy là lúc chế độ ăn đúng đắn bắt đầu.”

“Dường như với tôi, kẻ mà cứ việc mình mình làm, ăn tốt ngủ tốt, không có gì để phải lo lắng, là kẻ đang sống mãn nguyện nhất. Chẳng có ai vĩ đại bằng kẻ không cố hoàn thành bất cứ cái gì”.

“Nếu ta mà không làm gì hết thì thế gian sẽ không thể vận hành. Thế giới sẽ ra sao nếu không có sự phát triển đây?”

“Tại sao anh lại phải phát triển cơ chứ? Nếu tăng trưởng kinh tế nhảy từ 5% lên 10% liệu mức độ hạnh phúc có tăng gấp đôi không? Mà tốc độ tăng trưởng 0% có gì sai? Đúng ra, đấy chẳng phải là một kiểu nền kinh tế ổn định sao? Còn có bất cứ điều gì tốt đẹp hơn việc sống giản đơn và xem nhẹ mọi thứ nữa?|

Một cuốn sách không dài, không quá khó đọc, nhưng là hành trình 30 năm trải nghiệm của Fukuoka đế tiến tới “một phong trào với tinh thần chẳng cần đạt tới bất cứ cái gì”

Để làm được nông nghiệp tự nhiên không dễ, bởi nó cần sự kiên trì, nhẫn nại, sự quan sát đầy tinh tế với những chuyển động của hệ sinh thái với mỗi loài cây, ngọn cỏ hay những con côn trùng, sâu bệnh hay thiên địch … tất cả đều có những thói quen, và là những mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái của tự nhiên. Những nỗ lực cố gắng dùng các tác động do con người phát minh ra để “cải tiến” tự nhiên dường như chỉ để phá hoại tự nhiên thì đúng hơn :). Và để nhận ra sự thật chân lý này, Fukuoka đã dùng cả cuộc đời của mình để chứng minh bằng chính trải nghiệm và kết quả của bản thân. Trong sách ta đọc sẽ không thấy được những khó khăn vất vả cũng như nỗ lực mà ông đã trải nghiệm để có được những đúc rút trên, nhưng nếu đọc thêm Quả táo thần kỳ của Kimura bạn sẽ thấy sự khó khăn trên hành trình này đơn độc đến thế nào.


Bình luận về bài viết này

2018.08.10 Nhân tố Enzym – Hiromi Shinya, MSer: Vương Phương Linh

Combo Nhân Tố Enzyme - Trọn Bộ 4 Quyển

I. Phương pháp ăn uống Shinya
– Bữa ăn lý tưởng: 85% thực vật, 15% động vật.
+ 40-50% là ngũ cốc: lúa mạch, kê đuôi cáo, kê proso, rau dền, kê Nhật, bo
bo, diêm mạch trộn cùng gạo lứt (không phải gạo trắng do quá trình xay gạo đã
khiến gạo bị ô xy hóa, chỉ chứa ¼ chất dinh dưỡng so với gạo lứt; bột mỳ nguyên
cám tốt hơn bột mỳ thường)
+ 35-40% là rau củ quả
+10-15% là thịt động vật
– Nhai kỹ, ăn no tám phần
Nhai kỹ giúp tiết nước bọt khiến thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giúp cơ thể
tiết kiệm được các enzym tiêu hóa.
Nhai kĩ sẽ làm ức chế cảm giác thèm ăn, giúp giảm cân; giúp tiêu diệt các ký
sinh trùng (ví dụ: cá ngừ, cá mực, cá sông chứa kí sinh trùng 4-5 mm)
Nhai kĩ giúp thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn, trong đường ruột không có
chất độc phát sinh do thức ăn thừa chưa tiêu hóa hết gây ra; giảm triệu chứng xì
hơi hay phân có mùi khó chịu.
Mỗi miếng nếu nhai từ 30 đến 50 lần thì tự nhiên có thể giảm lượng ăn.
II. Một số điểm lưu ý
1. Không ăn các thức ăn cũ vì nó đã mất hết các enzym, có hại cho sk; càng
ăn đồ tươi mới bao nhiêu càng tốt (chưa bị oxy hóa).
Thức ăn cũ là các thực phẩm chết, không còn chứa enzym.
2. Các loại dầu mỡ từ thực vật đều có hại cho sức khỏe, đặc biệt là bơ thực
vật.
Đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe vì sử dụng shortening (mỡ trừu).
Đồ chiên rán xào không tốt cho sức khỏe. Tần suất an toàn là 1 tháng 1 lần.
Tránh sử dụng dầu ăn trong nấu nướng hàng ngày.
Ăn nguyên hạt các loại ngũ cốc, đậu, hạt các loại tốt cho sức khỏe.
3. Cá rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cá mòi, cá thu, cá ngừ (nhưng cũng chỉ
nên ăn lượng vừa đủ không ăn quá nhiều):
Thịt cá đỏ (cá ngừ, cá giáp) phải chọn cá tươi mới nên ăn: Sushi nên ăn cá
ngừ xông khói tốt hơn cá ngừ tươi do bề mặt cá không bị ôxy hóa. Lượng thủy
ngân trong cá ngừ cao do đó không nên ăn quá nhiều.
Thit cá trắng thì không ảnh hưởng nhiều.

(Các loài động vật thân nhiệt thấp hơn thân nhiệt người ăn sẽ tốt)
4. Các loại sữa bán trên thị trường không tốt cho sức khỏe do các thành phần
có lợi đều mất trong qúa trình chế biến sữa.
Hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa.
5. Tập trung vào ngũ cốc rau củ, giảm lượng thịt động vật (thịt cá trứng sữa)
chiếm dưới 15% khẩu phần ăn.
6. Nếu ăn lượng thịt (protein từ thịt động vật, đặc biệt là động vật có thân
nhiệt cao hơn người: bò, lợn, gà, chim) nhiều hơn mức cần thiết sẽ gây ra chất độc
tích tụ trong ruột; tốn nhiều enzym và canxi trong máu để phân giải phần protein
thừa.
7. Hạn chế dùng bơ thực vật, ăn đồ chiên rán.
8. Rượu và thuốc lá là thói quen sinh hoạt tồi tệ nhất.
9. Việc ăn uống tùy tiện, để dạ dày vẫn còn làm việc trước khi ngủ là thói
quen xấu. Phải để bụng rỗng trước khi ngủ 4-5 tiếng (tránh trào ngược thức ăn).
10. Uống nước mát khoảng 20 độ giúp tiêu hao nhiều calo hơn.
11. Nếu ăn khuya trước khi ngủ thì tất cả thức ăn sẽ biến đổi thành chất béo.
Tóm lại, tất cả các loài động vật, kể cả con người, nên ăn cái gì và ăn bao
nhiêu mới tốt đều được quy định trong các quy luật của tự nhiên. Bỏ qua các quy
luật này chúng ta không thể sống khỏe mạnh được.
12. Trị táo bón bằng phương pháp coffee enamas (thải độc cà phê) tốt hơn so
với việc uống các loại thuốc.
13. Thực hiện lối sống sinh hoạt điều độ có thể tránh được tiêu hao enzym
diệu kỳ và là điều không thể thiếu để duy trì sức khỏe cơ thể.
14. Ăn hoa quả trước bữa ăn 30 phút. Uống 500ml nước trước mỗi bữa ăn.
15. Tập vận động: mỗi ngày đi bộ 3-4km bằng tốc độ của chính bản thân; tập
nhắm mắt và hít thở sâu.
16. Người bệnh ung thư vú thường thích cà phê, thường xuyên uống sữa,
phô mai, sữa chua… và ăn thịt là chính. Để phòng tránh ung thư vú, thực hiện mát
xa ngực 5 phút mỗi ngày.
Theo quan điểm của tác giả, động vật ăn thịt chỉ ăn động vật ăn cỏ, động vật
ăn cỏ chỉ ăn thực vật.


Bình luận về bài viết này

2018.07.05 Tâm lý học đám đông – Gustave Lebon, MSer: Vương Phương Linh

Sách Tâm Lý Học Đám Đông (Tái Bản 2018) - FAHASA.COM

Sự thực là tất cả các chúa tể trên thế giới, tất cả các đấng sáng lập của các
tôn giáo hay đế chế, các thánh tông đồ của tất cả các tín ngưỡng, các chính khách
lỗi lạc, và các thủ lĩnh của một nhóm người, luôn luôn là những nhà tâm lý học
một cách vô thức, họ có một thứ hiểu biết rất bản năng nhưng lại rất chính xác về
tâm hồn đám đông; và chính vì thế nên họ mới dễ dàng trở thành người đứng đầu.
Napoleon thấu hiểu sâu sắc tâm lý của những đám đông dân chúng Pháp.
1. Điều nổi bật nhất của một đám đông tâm lý là: bất kể những cá nhân đó là
ai, dù giống hay khác nhau về lối sống nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ, thì việc
nhóm họp trong một đám đông sẽ khiến họ có cùng một tinh thần tập thể, khiến họ
cảm nhận, suy nghĩ và hành động theo cách hoàn toàn khác so với khi họ còn là
những cá thể cảm nhận, suy nghĩ và hành động riêng biệt. Có những ý nghĩ và tình
cảm chỉ nảy sinh hoặc biến thành hành động cụ thể ở những cá nhân gắn bó với
đám đông. Đám đông tâm lý là một sự tồn tại ngắn ngủi và nhất thời, hợp thành từ
nhiều yếu tố khác nhau, liên kết với nhau tại một thời điểm nhất định.
Trong tập hợp tạo nên đám đông, không có cái gọi là tổng hoặc trung bình
của các yếu tố mà chỉ có sự kết hợp và tạo nên những tính cách mới, cũng như
trong hóa học khi một số thành phần, như các bazơ và axit chẳng hạn, kết hợp với
nhau để tạo nên một chất mới với những tính chất khác hẳn những tính chất của
các chất tạo ra nó ban đầu.
Những người rất khác nhau về trí tuệ lại có những ham muốn, đam mê, tình
cảm rất giống nhau. Trong những lĩnh vực thuộc về thế giới cảm xúc như: tôn giáo,
chính trị, đạo đức, thiện ý và ác cảm… những cá nhân xuất chúng nhất cũng hiếm
khi vượt trội hơn những cá nhân bình thường. Có thể tồn tại sự chênh lệch lớn về
trí tuệ giữa nhà toán học vĩ đại và người đóng giày, nhưng về tính cách thì sự khác
biệt là rất nhỏ hoặc hầu như không có khác biệt nào.
Trong tâm hồn tập thể, năng lực trí tuệ của cá nhân (và cá tính của họ) sẽ mờ
nhạt dần đi. Sự khác biệt bị nhấn chìm trong sự giống nhau và các đặc tính vô thức
có phần nổi trội. Do đó đám đông không thể hoàn thành những việc cần đến trí tuệ
xuất sắc. Bởi đám đông gồm những chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau chỉ
thể hiện những đặc tính chung tầm thường vốn có ở những người bình thường khi
làm việc cùng với nhau.
2. Những huyền thoại ra đời và lưu truyền trong đám đông không chỉ vì tính
cả tin mà còn do sự bóp méo khủng khiếp các sự kiện trong trí tưởng tượng của

đám đông. Ngay cả những sự kiện bình thường nhất cũng bị đám đông xuyên tạc.
Đám đông không phân tách được cái chủ quan với cái khách quan. Đám đông luôn
xem những hình ảnh xuất hiện trong tâm thức, thường khác xa thực tại, là sự thực.
Đám đông nhào nặn sự việc mà họ chứng kiến theo những cách rất khác nhau, do
các cá nhân trong đó có tính cách khác nhau, từ đó dẫn đến việc lây nhiễm ám thị
trong đám đông.
Những quan sát tập thể là loại dễ sai lầm nhất và chúng thường thể hiện
hoang tưởng của một cá nhân, qua lây nhiễm đá ám thị những người khác. Ví dụ về
những sự kiện lịch sử, đã bị xác định nhầm rất nhiều dù có hàng trăm nhân chứng
xác nhận. Bản chất của nó khác xa so với những gì đã được xác nhận.
3. Đám đông chỉ ấn tượng với cảm xúc quá khích nên nhà diễn thuyết nếu
muốn lôi cuốn được họ phải sử dụng nhiều lời lẽ khẳng định mạnh mẽ. Phóng đại,
quả quyết, sử dụng thủ pháp lặp lại và không bao giờ cố gắng chứng minh bất cứ
điều gì bằng lý lẽ là phương pháp tranh luận được nhiều nhà diễn thuyết quần
chúng sử dụng. Ngoài ra, đám đông cũng đòi hỏi một sự thái quá trong cảm xúc ở
những người hùng của họ. Những phẩm chất và đức tính của người hùng phải được
thổi phồng. Người ta đã thấy rằng trên sân khấu, đám đông đòi hỏi người anh hùng
của vở diễn phải dũng cảm, có đức hạnh, những điều thường không có trong đời
thật.
4. Rõ ràng đám đông luôn mang tính vô thức, nhưng chính sự vô thức này có
thể là một trong những bí ẩn tạo nên sức mạnh của đám đông. Trong tự nhiên, các
loài hoàn toàn thực hiện các hành động theo bản năng mà sự phức tạp kỳ diệu của
chúng khiến chúng ta kinh ngạc. Lý trí là một thứ gì đó quá mới mẻ đối với loài
người, còn chưa hoàn bị để có thể cho chúng ta thấy rõ các quy luật của vô thức và
thất là để thay thế vô thức. Trong tất cả các hành động của chúng ta, phần vô thức
là rất lớn, còn phần lý trí rất nhỏ. Vô thức hoạt động như một sức mạnh chưa được
thấu hiểu đầy đủ.
Nếu đám đông có khả năng chém giết, đốt quá và gây ra tất cả các kiểu tội
ác, thì nó cũng còn có những hành động tận tâm, hy sinh, hiến dâng rất cao cả, có
khi còn cao cả hơn hẳn một cá nhân độc lập. Vinh quang, danh dự và lòng ái quốc
của đám đông, ở một mức độ nào đó, lại có thể khiến mỗi cá thể hy sinh cả mạng
sống của mình.
Như vậy, nếu đám đông thường làm theo những bản năng thấp hèn, thì đôi
khi nó cũng có những hành động cao thượng. Nếu sự vô tư, sự cam chịu, sự tận
tâm tuyệt đối cho một lý tưởng hão huyền hoặc có thực là những phẩm chất đạo

đức, thì ta có thể nói rằng đám đông thường có những phẩm chất này ở mức độ mà
ngay cả các triết gia thông thái nhất cũng hiếm khi đạt đến được. Dĩ nhiên họ thực
hiện chúng một cách vô thức, nhưng điều đó không quan trọng. Chúng ta đừng
than phiền rằng đám đông hành động vô thức và không suy tính, Nếu đám đông
suy tính và nghĩ đến lợi ích của mình thì không nền văn minh nào có thể phát triển
trên hành tinh của chúng ta, và loài người có lẽ sẽ không có lịch sử.
5. Chỉ có thể suy nghĩ bằng hình ảnh nên đám đông luôn bị những hình ảnh
chi phối. Chỉ có hình ảnh mới làm họ khiếp sợ hoặc bị cám dỗ và trở thành động
cơ hành động. Người ta nhiều lần kể về việc nhà hát bình dân, vì chỉ biểu diễn
những vở kịch buồn, đã phải cử người bảo vệ diễn viên đóng vai kẻ phản bội sau
buổi diễn, để tránh bị những khán giả tấn công. Cái phi thực tác động lên đám
đông cũng như cái thực. Họ rõ ràng có xu hướng không phân biệt chúng.
Từ thời Alexander và Caesar chưa có vĩ nhân nào biết gây ảnh hưởng tới trí
tưởng tượng của đám đông như Napoleon. Mối quan tâm thường xuyên của ông là
phải tác động vào nó. Ông nghĩ đến nó trong những chiến thắng, trong lời nói,
trong những bài diễn thuyết, trong mọi hành động. Ngay cả khi nằm trên giường
chờ chết, ông vẫn nghĩ đến nó.
6. Vậy trí tưởng tượng của đám đông bị tác động như thế nào? Có thể nói
không bao giờ đạt đến điều này bằng cách cố tác động vào trí óc và lý trí, tức là
bằng con đường chứng minh. Mark Antony không cần đến tài hùng biện để kích
động nhân dân chống lại những kẻ đã sát hại Caesar. Ông ta chỉ đọc bản di chúc và
cho họ xem thi hài của Caesar.
Hàng trăm tội ác nhỏ hay hàng trăm vụ tai nạn lẻ tẻ cũng không mảy may
gây ấn tượng với trí tưởng tượng của đám đông. Thế nhưng, chỉ một tội ác khủng
khiếp hoặc một vụ tai nạn thảm khốc có thể gây chấn động tới họ, dù hậu quả của
nó còn xa mới so sánh được với hậu quả của hàng trăm vụ tai nạn nhỏ cộng lại.
Như vậy, có thể nói rằng không phải bản thân các sự kiện kích thích trí
tưởng tượng của dân chúng, mà là cách chúng được xảy ra và được trình bày. Bằng
sự cô đọng, chúng tạo ra một hình ảnh gây xúc động có thể thỏa mãn và ám ảnh
tâm trí. Người nào nắm được nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng của đám đông
cũng sẽ biết cách thống trị họ.
7. Đám đông chính là người bảo vệ kiên định nhất những tư tưởng truyền
thống và chống đối mạnh mẽ nhất những thay đổi. Cuối thể kỷ trước, khi các nhà
thờ bị phá bỏ, các linh mục bị trục xuất hoặc hành hình, việc thờ phụng của Công

giáo bị ngăn cản khắp nơi, người ta đã tưởng tượng rằng các tư tưởng tôn giáo cổ
xưa nay đã mất hết quyền lực; thế nhưng chỉ vài năm sau, dưới áp lực của các đòi
hỏi chung, việc thờ phụng đã được khôi phục. Những truyền thống cổ chị bị xóa bỏ
trong một thời gian ngắn, rồi tất yếu sẽ được khôi phục.
8. Một dân tộc không lựa chọn các thể chế theo ý mình, cũng không lựa
chọn màu mắt hay màu tóc. Các thể chế và chính phủ là sản phẩm của chủng tộc,
chúng chỉ là những sáng tạo của thời đại. Mọi dân tộc không phải được cai trị dựa
theo những ý muốn nhất thời, mà dựa theo đặc tính chủng tộc. Để hình thành một
thể chế chính trị cần đến hàng thế kỷ, và cũng cần đến hàng thế kỷ để thay đổi nó.
Các thể chế vốn không có giá trị thực chất; bản thân chúng không xấu mà cũng
chẳng tốt. Một thể chế là tốt ở một thời điểm nào đó, đối với một dân tộc nào đó,
song lại có thể rất tệ đối với một dân tộc khác.
Một dân tộc không hề có khả năng để thực sự thay đổi các thể chế của mình.
Chắc chắn một dân tộc có thể làm thay đổi tên gọi của các thể chế này thông qua
các cuộc cách mạng, nhưng về bản chất thì chúng không hề thay đổi. Tên gọi chỉ là
vỏ ngoài phù phiếm của các thể chế. Vì thế mà nước Anh là quốc gia dân chủ nhất
thế giới (1894) mặc dù nó có một chính phủ quân chủ, trong khi các nước Mỹ
Latinh lại chịu một chế độ chuyên quyền cứng răng nhất (cuối thế kỷ 19) mặc dù
có các thể chế cộng hòa.
9. Nghĩa của ngôn từ mang tính hay thay đổi và nhất thời, biến đổi theo thời
đại và theo dân tộc; và khi muốn dùng chúng để tác động vào đám đông, chúng ta
phải hiểu được ý nghĩa của chúng đối với đám đông vào một thời điểm xác định,
chứ không phải ý nghĩa nào đó của chúng trước đây, hoặc loại ý nghĩa chỉ dành
cho những cá nhân có một cấu tạo tinh thần khác.
10. Lý trí: đám đông không bị ảnh hưởng bởi những lập luận mà chỉ có thể
nghe theo những ý tưởng được liên kết một cách nông cạn. Chính vì thế, các nhà
diễn thuyết biết cách tác động vào đám đông đều nhằm vào tình cảm chứ không
phải lý trí của họ. Các quy luật logic chẳng có chút tác động nào đến đám đông. Để
thuyết phục đám đông, đầu tiên cần nhận ra những tình cảm thúc đẩy đám đông,
giả vờ chia sẻ những tình cảm đó, rồi tìm cách thay đổi bằng cách gợi lên một số
hình ảnh đầy thuyết phục. Nếu nhà diễn thuyết chỉ đi theo mạch suy nghĩ của
mình, chứ không phải của người nghe, và chỉ riêng điều đó cũng đủ khiến anh ta
chẳng có chút ảnh hưởng nào.
11. Tạo ra niềm tin- dù đó là đức tin tôn giáo, lý tưởng chính trị hay xã hội,
niềm tin vào một sự nghiệp hay vào một con người, một tư tưởng- là vai trò của

những lãnh tụ vĩ đại, và chính vì vậy ảnh hưởng của họ thường rất lớn. Trong tất cả
các sức mạnh của con người, niềm tin luôn là một trong những sức mạnh lớn nhất,
và Kinh Phúc Âm có lý khi xem đó là sức mạnh dời non lấp biển. Trao cho con
người một niềm tin, tức là làm tăng sức mạnh của con người lên gấp bội. Những sự
kiện lịch sử lớn thường do những tín đồ không tên tuổi thực hiện, và đó là những
người chẳng có gì ngoài niềm tin.
Trong một cuộc đình công của nhân viên xe bus tại Paris, chỉ cần bắt giữ hai
lãnh đạo của họ là đủ để khiến cuộc đình công này phải chấm dứt ngay. Không
phải nhu cầu tự do, mà là nhu cầu lệ thuộc luôn ngự trị trong tâm hồn của đám
đông. Khát khao được tuân phục thường trực đến mức đám đông quy phục một
cách bản năng tất cả những ai tuyên bố là chủ của họ.
12. Giữa các nhà lãnh đạo, ta có thể đưa ra một sự phân chia khá rõ ràng:
Loại cương quyết, ý chí mạnh mẽ nhưng không bền bỉ; có loại, thường rất hiếm
thấy, là những người vừa có ý chí mạnh mẽ vừa kiên định. Loại thứ nhất mạnh mẽ,
dũng cảm và táo bạo, họ phù hợp để chỉ huy một trận đột kích, để lôi kéo đám
đông bất chấp nguy hiểm, để biến những tân binh trẻ trở thành anh hùng. Nhưng
khi trở về đời thường họ lại tỏ ra yếu đuối một cách đáng ngạc nhiên, chỉ có thể
thực hiện nhiệm vụ của mình với điều kiện là chính họ cũng phải liên tục được dẫn
dắt và khích lệ, phải luôn cảm thấy có một ai đó hoặc một tư tưởng ở phía trên
mình, và phải luôn đi theo một con đường dẫn dắt đã được vạch ra.
Loại thứ hai, những người có ý chí kiên định, có sức ảnh hưởng lớn hơn
nhiều, mặc dù sự xuất hiện của họ ít hào nhoáng. Ý chí kiên định của họ là một
năng lực cực kỳ hiếm gặp và cực kỳ mạnh mẽ, tất cả đều phải phục tùng nó. Ta
không bao giờ hiểu hết được những gì mà một ý chí mạnh mẽ và kiên định có thể
làm nên: không gì có thể chống lại nó, kể cả tự nhiên, thần linh lẫn con người.
Các phương thức hành động của nhà lãnh đạo: sự khẳng định, sự lặp đi lặp
lại và sự lây nhiễm
Sự khẳng định thuần túy và đơn giản, không cần bất cứ lập luận và bằng
chứng nào, là một trong những cách chắc chắn nhất một tư tưởng thâm nhập tâm
hồn đám đông. Lời khẳng định càng ngắn gọc súc tích càng có sức lay động và sức
mạnh. Tuy nhiên, sự khẳng định chỉ có ảnh hưởng với điều kiện được lặp đi lặp lại,
và thông thường với những từ ngữ giống nhau. Qua đó điều được khẳng định sẽ
xâm nhập trong đầu óc của con người đến mức cuối cùng họ chấp nhận nó là hiển
nhiên (ví dụ như sức mạnh của quảng cáo). Khi một khẳng định được nhắc lại đủ
nhiều, nó sẽ tạo nên một luồng quan điểm, và bấy giờ cơ chế hùng mạnh của sự lây

nhiễm xuất hiện. Trong đám đông, các tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, niềm tin có
sức lây nhiễm cực mạnh như sức lây nhiễm của vi trùng.


Bình luận về bài viết này

2018.06.03 Lẽ phải của phi lý trí – Dan Ariely,MSer: Vương Phương Linh

Sách Tâm Lý Hay Nên Đọc: Lẽ Phải Của Phi Lý Trí - Tâm Lý Học Ứng Dụng

1. Nếu bạn là một nhà quản lý và bạn thực sự muốn nhân viên của mình mất hết
động cơ làm việc, chỉ cần phá hủy kết quả công việc ngay trước mặt họ. Hoặc, nếu
bạn muốn tế nhị hơn một chút, chỉ cần lờ họ và những nỗ lực của họ đi. Ngược lại,
nếu bạn muốn khuyến khích mọi người làm việc với bạn và vì bạn, việc chú ý tới
họ, tới những nỗ lực cũng như thành quả lao động của họ chắc chắn là rất có ích.
2. Những người tự tạo ra sản phẩm có sự thiên vị đáng kể đối với sản phẩm của
chính mình. Những người không tạo ra nó thì nhìn những tác phẩm nghiệp dư là
những thứ vô tích sự và xem những tác phẩm chuyên nghiệp có giá trị hơn rất
nhiều. Ngược lại, những người sáng tạo thì thấy sáng tạo của họ cũng tốt gần bằng
của các chuyên gia. Có vẻ như là sự chênh lệch về mức trả giá giữa người tạo ra
sản phẩm và người không tạo ra sản phẩm không phải là ở cách họ nhìn nhận các
tác phẩm origami nói chung mà là ở cách người tạo ra sản phẩm nảy sinh tình yêu
và định giá quá cao tác phẩm của mình.
Tóm lại, những thí nghiệm ban đầu này cho thấy một khi đã tự thân làm ra cái gì
đó, chúng ta sẽ, trên thực tế, nhìn nó với cái nhìn ưu ái hơn. Như một câu ngạn ngữ
cổ A-rập “Khỉ con trong mắt khỉ mẹ cũng thành con linh dương”.
Hãy lấy ví dụ về con cái. Giả sử bạn là một bậc phụ huynh, giống như những bậc
phụ huynh khác, bạn đánh giá rất cao con của mình (ít nhất là cho đến khi chúng
trở nên kinh khủng khi bước vào tuổi vị thành niên). Nếu không nhận thức được
rằng mình đang quá đề cao con cái của mình, bạn sẽ đi đến một niềm tin sai lầm
(cũng có thể chỉ là tạm thời) rằng những người khác cũng thấy con của bạn thông
minh, tài năng và đáng ngưỡng mộ. Ngược lại, nếu bạn hiểu rằng con bạn đang
được đề cao quá, thì bạn cũng sẽ hiểu, có thể hơi đau lòng, rằng những người khác
không thấy chúng sáng chói như bạn thấy.
Thực tế, tôi ngờ rằng có rất ít người hoặc là hoàn toàn không ý thức được, hoặc là
hoàn toàn không ý thức được, hoặc là thấu hiểu hoàn toàn tài năng cũng như khiếm
khuyết của con cái mình, nhưng tôi có thể cá rằng hầu hết các bậc cha mẹ, một
cách vô thức, đều gần với tuýp người yêu con cái (theo kiểu thiên vị những đứa
con của mình). Có nghĩa là người làm cha mẹ không chỉ nghĩ rằng con mình thuộc
vào số những đứa trẻ đáng yêu nhất trên hành tinh này, mà còn tin rằng người khác
cũng cho như thế.
Có vẻ như đây chính là lý do mà câu chuyện “”Chuộc lại thủ lĩnh tóc đỏ”” của
O.Henry lại gây bất ngờ đến vậy. Truyện kể về hai tên trộm tìm cách bắt cóc một

cậu công tử bột của một gia đình nổi tiếng ở bang Alabama và đòi 2.000 đô la tiền
chuộc. Người bố từ chối trả tiền cho bọn bắt cóc, những kẻ không lâu sau nhận ra
là cậu bé tóc đỏ (Thủ lĩnh tóc đỏ) hóa ra lại thích ở với chúng. Có điều, đó là một
đứa trẻ quậy kinh khủng, thích những trò chơi khăm và làm cho lũ trộm thất thiên
bát đảo. Những kẻ bắt cóc giảm tiền chuộc xuống, trong khi Thủ lĩnh tóc đỏ vấn
tiếp tục những trò làm cho chúng phát điên. Cuối cùng thì ông bố đồng ý nhận cậu
con trai của mình về với điều kiện bọn bắt cóc trả cho ông ta 250 đô la. Vậy là mặc
cho Thủ lĩnh tóc đỏ kịch liệt phản đối, 2 tên bắt cóc vẫn thả cậu ta ra và chuồn cho
lẹ.
3. Chúng ta không chỉ đánh giá quá cao tác phẩm của mình mà chúng ta còn, phần
lớn, không hiểu được xu hướng này; chúng ta nhầm tưởng rằng người khác cũng
yêu sản phẩm của chúng ta, giống như chính chúng ta vậy.
Thành kiến với với những thứ “”không-do-tôi-tạo-ra””. Hay tại sao ý tưởng của tôi
hay hơn của bạn?
Edison- người sáng tạo ra dòng điện một chiều, đã từng kịch liệt phản đối ý tưởng
về dòng điện hai chiều hiện nay. Ông đã dùng những nỗ lực để chứng minh làm
nổi bật mặt trái của dòng điện xoay chiều (kể cả việc bí mật trài trợ để làm ra
những cái ghế điện dùng dòng điện xoay chiều để thi hành án tử hình). Nhưng bất
chấp những nỗ lực mà Edison bỏ ra để làm nổi bật mặt trái của nó, cuối cùng thì
dòng điện xoay chiều vẫn trở thành thống lĩnh.
Hành động kém khôn ngoan của Edison cũng minh chứng cho một điều rằng mọi
thứ có thể trở nên tệ hại đến mức nào nếu chúng ta quá gắn bó với ý tưởng của
chính mình bởi, bất chấp sự nguy hiểm của nó, dòng điện xoay chiều vẫn chứng tỏ
khả năng cao hơn rất nhiều trong việc cung cấp năng lượng cho thế giới này.
4. Hiệu ứng IKEA cho thấy, khi chúng ta tự làm được cái gì, chúng ta đánh giá
chúng cao hơn thực tế. Khi chúng ta tạo ra nó, chúng ta thường có cảm giác rất tự
tin là nó có ích và quan trọng hơn những ý tưởng tương tự mà người khác đưa ra.
Nếu thực hiện bài trình bày của tôi trước các lãnh đạo nhà băng không phải giống
như bài giảng mà giống như một buổi hội thảo trong đó tôi hỏi họ một loạt những
vấn đề có tính dẫn dắt, họ có thể sẽ có cảm giác tự họ đưa ra ý tưởng và từ đó, áp
dụng nó với tất cả sự nhiệt thành.
Nếu tôi muốn một số nghiên cứu sinh làm việc cho tôi trong một dự án nghiên cứu
cụ thể, tôi chỉ cần làm cho họ tiến hành một nghiên cứu nho nhỏ, phân tích các kết
quả và thế là họ mắc câu. Và, như trong trường hợp của Edison, quá trình phát sinh

tình cảm với ý tưởng của chính mình sẽ dẫn đến sự gắn bó rất bền chặt.Một khi
chúng ta đã quá yêu những ý tưởng của mình, có vẻ như là rất khó để linh hoạt khi
cần thiết (trong nhiều tình huống, khăng khăng theo ý mình là không nên). Chúng
ta sẽ gặp rủi ro là bỏ qua những ý tưởng mà đơn giản là nó hay hơn của chính
chúng ta.
5. Sức mạnh của lời xin lỗi
Khi tôi được nhận chiếc xe về, kỹ thuật viên chính tự tay đưa trả chìa khóa cho tôi.
Lúc tạm biệt nhau, anh này nói “”Tôn xin lỗi, nhưng đúng là xe cộ thỉnh thoảng
cũng trục trặc””. Cái chân lý đơn giản trong lời nói của anh ta đem lại cảm giác dịu
lòng một cách đáng kinh ngạc. “”Đúng vậy””, tôi tự nhủ với mình , “”xe cộ thỉnh
thoảng cũng trục trặc. Chẳng có gì ngạc nhiên cả, và cũng chẳng có lý do gì để bực
bội vì điều đó, cũng như chẳng nên bực bội làm gì khi máy in của mình kẹt giấy””.
Vậy thì tại sao tôi lại giạn dữ như vậy? Tôi nghĩ rằng nếu lúc đó nhân viên dịch vụ
khách hàng nói với tôi, “”Xin lỗi ông, xe cộ thỉnh thoảng cũng trục trặc””, và tỏ
thái độ thông cảm, toàn bộ chuỗi sự việc sau đó sẽ diễn ra hoàn toàn khác. Liệu có
phải là những lời xin lỗi có thể cải thiện mối quan hệ và làm dịu đi cái bản năng trả
thù, cả trong công việc cũng như trong quan hệ thường ngày hay không?
6. Nếu bạn bị cảm giác phải trả thù cám dỗ
Rất nhiều nhà thông thái đã cảnh báo chúng ta không nên ảo tưởng về những cái
tưởng là lợi ích của việc trả thù. Mark Twain từng nói rằng, “Sự khiếm khuyết nằm
ngay trong chính sự trả thù: và hoàn toàn có thể nhìn thấy được; trả thù tự nó đã là
nỗi đau chứ không phải niềm vui; chẳng phải gây ra nỗi đau là mục đích lớn nhất
của nó hay sao””. Albert Schweitzer thì nhận xét “ Báo thù…giống như một hòn
đá lăn, khi một người cố gắng đẩy nó lên dốc, nó sẽ lăn ngược trở lại anh ta với
một lực lớn hơn và lãm gãy cả những cái xương đã đẩy cho nó chuyển động””.
Mong muốn được trả thù là một trong những phản xạ hết sức căn bản của con
người. Chúng ta có thể dùng cách đếm đến 10, hoặc 10 triệu, và thời gian trôi đi sẽ
giúp chúng ta làm dịu đi cảm giác đó.
7. Sự trả thù có ích
Sau khi bị công ty Walt Disney sa thải, Jeffrey Katzenberg đã đồng sáng lập ra
Dreamworks SKG, một đối thủ cạnh tranh của Walt Disney, đã tung ra thị trường
loạt phim rất thành công về nhân vật Shrek. Bộ phim này không chỉ biến các câu
chuyện cổ tích của Disney thành trò cười, mà nhân vật độc ác của nó rõ ràng còn là
một sự chế giễu đối với người đứng đầu của Disney khi đó.

8.Thay vỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi một chút khi đang làm một việc đáng chán,
thì hãy nghĩ đến lúc bắt nhịp lại với nó mới khó khăn thế nào => Hãy làm một
mạch đối với những việc nhàm chán. Ngược lại, với những việc khiến bạn hạnh
phúc, hãy kéo giãn cảm giác sung sướng cho mình, làm từ từ từng chút một.
Hãy ngắt quãng thời gian mua sắm để có thể có được nhiều niềm hạnh phúc khi
mua sắm hơn: mua lần lượt từng thứ một (chỉ mua khi niềm vui từ việc có được
món đồ đầu tiên đã hạt nhiệt).
9. Có thật bạn luôn muốn hẹn hò với người quyến rũ?
Chúng tôi nhận thấy người ta thường sử dụng chính xác cấp độ hấp dẫn của mình
làm điểm mốc khi cân nhắc xem có nên hẹn hò với một người khác hay không.
Hóa ra là con người có vẻ không thích hẹn hò với một người không xinh đẹp như
mình, dù chỉ một chút xíu; ngược lại, họ có vẻ rất háo hức khi đi gặp một ai đó đẹp
hơn họ, dù chỉ một chút thôi. Thú vị hơn nữa, hẹn hò với một đối tác ít hấp dẫn
khiến hứng thú của họ tan biến rất nhanh; họ thích hẹn hò với ai đó hấp dẫn hơn
mình đôi chút, nhưng để cảm thấy an toàn và thoải mái, họ không thích hẹn hò với
những người hấp dẫn hơn họ rất nhiều.
10. Hiệu ứng nạn nhân xác định danh tính:
Một khi chúng ta nhìn thấy một gương mặt, một tấm hình và những chi tiết về một
người, chúng ta sẽ cảm thấy dường như mình ở hoàn cảnh giống như họ và các
hành động- cũng như tiền bạc của chúng ta- sẽ tuân theo cảm giác đó. Tuy nhiên,
khi thông tin chưa được cá nhân hóa, đơn giản là chúng ta không cảm thấy sự cảm
thông và hệ quả là, ta chẳng thấy cần phải hành động gì sất.
11. Cảm xúc và quyết định:
Tác động của cảm xúc ban đầu cuối cùng đã ảnh hưởng một cách lâu bền đến mọi
quyết định của bạn sau này. Cũng giống như cách chúng ta bắt chước những người
khác trong cách ăn uống hay ăn mặc, chúng ta cũng nhìn vào bản thân trong chiếc
gương chiếu hậu. Thực ra là vì chúng ta không thích hành động theo đuôi những
người mà ta không hiểu rõ lắm, nhưng nếu người đó là một người đáng kính trọng-
như chính bản thân ta thì sao? Nếu ta nhìn thấy bản thân mình đã từng hành động
đúng, thì lần sau, tự khắc ta sẽ lặp lại hành động đó. Đó là kiểu tự theo đuôi bản
thân, tự lặp lại hành động của chính mình.
Khi chúng ta phải đưa ra những quyết định có thể sau này sẽ được sử dụng để định
hướng bản thân, chúng ta cần phải hết sức cẩn trọng với từng quyết định mà mình

đưa ra. Những quyết định tức thời không chỉ ảnh hưởng tới hiện tại, nó còn có thể
tạo ra những hệ quả lâu dài trong những quyết định liên quan sâu sắc đến tương lai
của chính chúng ta.
Nếu chúng ta không làm gì trong khi chúng ta đang có một tâm trạng nào đó, thì sẽ
không có bất cứ ảnh hưởng trong ngắn hạn hay dài hạn nào hết!
Tuy nhiên, nếu chúng ta phản ứng cảm xúc bằng cách đưa ra ngay một quyết định,
thì ta không chỉ hối tiếc ngay lập tức với quyết định ấy, mà quyết định còn tạo ra
sự ảnh hưởng mang tính dài lâu, và trở thành kim chỉ nam hành động sai cho
chính chúng ta trong suốt quãng thời gian dài.
11. Khi đã vào lứa tuổi trung niên, việc tạo ra những thay đổi càng trở nên khó
khăn.
Rất khó để đưa ra những quyết định lớn, trọng đại, thay đổi cuộc sống bởi vì tất cả
chúng ta đều rất dễ bị sa vào ma trận của những định kiến. Chúng ảnh hưởng tới ta
nhiều hơn ta tưởng, và chúng tới thăm ta nhiều lần hơn so với mong muốn thừa
nhận của ta.
12. Chúng ta có rất nhiều xu hướng phi lý trí. Chúng ta thường không lường trước
được những sự phi lý trí này ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta, nghĩa là chúng
ta thường không thực sự hiểu cái gì đang điều khiển hành vi của chúng ta.
Nếu chúng ta tiếp tục làm theo bản năng và những khái niệm chung, đi theo con
đường dễ dàng hoặc đi theo thói quan, thì chúng ta vẫn tiếp tục mắc sai lầm.
Nhưng nếu chúng ta học cách đặt câu hỏi cho bản thân và kiểm chứng lòng tin,
chúng ta có thể phát hiện ra từ khi nào chúng ta đã sai và sai như thế nào, từ đó có
thể cải thiện cách yêu, sống, làm việc, sáng tạo và quản lý điều hành.


Bình luận về bài viết này

2018.05.09 Sức mạnh của thói quen – Charles Duhigg, MSer: Ánh Nguyệt

Gửi nhà mình tóm tắt về cuốn sách e mới đọc xong

Sức mạnh của thói quen

Charles Duhigg

Đọc Sức mạnh của Thói quen trong kỳ nghỉ 2/9, vậy là cũng mất 1 tuần để đọc xong 1 cuốn sách 🙂

Sức mạnh của Thói quen là một cuốn sách hơi khó đọc, cần dành thời gian tập trung để đọc, và cần một sự tò mò để tiếp tục đọc và đọc hết ^^
Cuốn sách được chia thành 3 phần: các thói quen của cá nhân, các thói quen của tổ chức thành công & những thói quen của cộng đồng

Cuốn sách viết theo dạng trích dẫn các báo cáo, các nghiên cứu, giải thích bằng các thí nghiệm, bằng sự quan sát, nhưng lại đan xen các tình huống – để tình huống này bổ trợ cho tình huống kia, để nó nêu bật lên ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải – vậy nên với mình nó hơi khó đọc.

Tuy nhiên thì cũng đọc xong rồi 😛

Phần thói quen của cá nhân, Một vòng tròn từ Gợi ý => Hành động => Phần thưởng được phân tích rõ ràng qua các cá nhân, từ những cầu thủ của một đội bóng chày (như một bộ phim nào đó mình đã xem) bí quyết của huấn luyện viên là giúp các cầu thủ có một thói quen tốt với các tình huống bóng hay xảy ra nhất, để họ là những người làm nhanh nhất. Với một vận động viên bơi lội đạt kỷ lục thế giới thì đó là sự tưởng tượng về mô hình mà bạn sẽ thực hiện, những hành động từng bước một bạn sẽ làm – như một cỗ máy được lập trình sẵn – có vẻ như giống NLP, và dù trong giải thi đấu bơi kính của vận động viên có bị nước vào thì anh ấy đã được tập luyện trước, cứ thế thực hiện và đạt kỷ lục thế giới.

Phần thói quen của tổ chức thành công, tác giả trích dẫn câu chuyện của một công ty thép Alcoa, nhờ việc tập trung vào “an toàn tại nơi làm việc” sau khi nghiên cứu tần suất công nhân bị tai nạn tại nơi làm việc là rất nhiều, ông tổng giám đốc đã đưa an toàn trở thành thói quen từ trên xuống dưới, an toàn lao động là giá trị của doanh nghiệp, an toàn lao động giúp cả tổ chức thay đổi một cách tự nguyện & hiệu quả.

Với Stabucks, với câu chuyện Dốc hết trái tim của người sáng lập đầy cảm hứng, mình được đọc về cách họ đào tạo nhân viên, tại nên những thói quen tốt cho nhân viên mà ở trường học hay gia đình không làm được, họ đã thành công chỉ nhờ những công thức đơn giản, nhưng nó được làm cẩn thận, chi tiết và đủ thời lượng. Ví dụ họ cung cấp cho các nhân viên bán hàng của mình một công thức để hướng dẫn nhân viên tưởng tượng ra các tình huống không dễ chịu và tự viết ra những kế hoạch để phản ứng lại. Họ đưa những công thức dễ nhớ và dễ áp dụng vào cho nhân viên. Ví dụ như công tức LATTE: Listen (Lắng nghe khách hàng), Acknowledge (Chấp nhận lời phàn nàn của khách hàng), Take action (bằng cách giải quyết vấn đề), Thank (Cảm ơn họ) và sau đó Explain (Giải thích tại sao vấn đề lại xảy ra. Họ viết trong cuốn sổ phát cho nhân viên như sau: “Tại sao bạn không dành một vài phút và viết ra một kế hoạch để đối diện với một khách hàng đang nội giận. Hãy sử dụng phương pháp LATTE. Sau đó chúng ta có thể đóng vai một chút”

Câu chuyện về sự khủng hoảng của bệnh viên đảo Rhode giữa các bác sĩ phẫu thuật & y tá đã gây ra rất nhiều cái chết đáng tiếc của một số bệnh nhân hay câu chuyện về vụ cháy của nhà ga King’s Cross nước Anh do các bộ phận chỉ làm nhiệm vụ trong phận sự của mình, không có sự liên kết và phối hợp cũng như trao đổi thông tin minh bạch và kịp thời đã làm 31 người chết. Hai câu chuyện này rất giống với câu chuyện của bộ tộc chim cánh cụt trong cuốn Tảng băng tan, và bạn cần nhân cơ hội của khủng hoảng để tạo rao các chiến thắng nhỏ, từ đó tạo nên các thói quen mới của tổ chức.

Câu chuyện về dữ liệu lớn của nhà bán lẻ Target với sự siêu sao của nhà thống kê Pole đã giúp tăng doanh thu một cách chóng mặt nhờ việc nghiên cứu các mô hình thói quen mua sắm của khách hàng nhờ những thông tin về nhân khẩu học của họ. Thậm chí người ta còn có thể biết bạn có thai trước khi bạn nhận ra điều đó bởi thói quen mua sắm của bạn – bigdata thật kinh khủng 🙂 Hay như cách họ muốn đưa một bài hát hay theo giới chuyên môn nhưng công chúng chưa thừa nhận bằng cách nghiên cứu các bài hát mà người nghe sẽ không bao giờ chuyển kênh khi nghe đài, mặc dù họ trả lời bạn là bài đó chẳng hay lắm, nhưng có những bài hát thì lập tức họ sẽ chuyển kênh ngay lập tức – đó chính là những giai điệu quen thuộc. Và họ đã đưa bài hát kia vào giữa những danh sách nhàm chán nhưng sẽ để nghe của khán giả, tạo thói quen cho họ trước khi để họ tự nhận ra bài hát đó hay – đó là cách họ làm cho bài hát này https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/hey-ya-club-mix-outkast.s3ZqMfRcGTOh.html

Trong phần những thói quen của cộng đồng, tác giả kể về câu chuyện về sự đấu tranh chống lại phân biệt chủng tộc tại Mỹ, cũng có đề cập 1 chút đến cách bạn muốn có một công việc mới. Nếu nhân vật khởi xướng là một người có mối quan hệ ở đa cấp độ, đa ngành nghề, thì một chiến dịch/phong trào sẽ được khởi tạo bởi những người có quan hệ chặt chẽ và cả những người có mối quan hệ lỏng lẻo với cá nhân đó, và dần dần nó sẽ lan ra toàn cộng đồng bởi chẳng ai muốn mình khác đám đông cả (phần này chắc mình sẽ tìm đọc thêm tâm lý của đám đông)

và phần cuối, tác giả có ghi chú rằng, cuốn sách không đưa cho bạn công thức để thay đổi thói quen, mà chỉ đơn giản là kể ra các câu chuyện để bạn sẽ tìm ra một cách áp dụng cho mỗi vấn đề của mình, bởi mỗi một sự thay đổi sẽ có một giải pháp khác nhau, vậy nên người ta mới cần sự kết hợp giữa bên trong và bên ngoài để giải quyết vấn đề, nhưng phần lớn là trách nhiệm tự thân. Cơ bản sẽ có 4 bước nếu bạn muốn thay đối thói quen của mình:

Bước 1: Xác định hành động – Xác định liệu đó có phải thói quen (Theo vòng lặp: Gợi ý – hành động – phần thưởng)

Bước 2: Thử nghiệm các phần thưởng  – trong 1 thói quen bạn luôn có rất nhiều phần thưởng (ý là có rất nhiều kết quả từ hành động), vậy thì phải thử xem phần thưởng nào là chính

Bước 3: Cô lập gợi ý – phần này nên ghi nhật ký để theo dõi, rồi bạn sẽ phát hiện ra

Bước 4: Có một kế hoạch – rồi bạn set các action khác xen vào vòng lặp (Gợi ý cũ – hành động mới – phần thưởng cũ) và kiên trì làm nó để tạo thành 1 thói quen mới (Trung bình mất 3 tháng – theo 1 nghiên cứu ở một cuốn sách mình đã đọc, trung bình 84 ngày bạn sẽ hình thành 1 thói quen trở thành tự động không cần nhắc nhở)

Câu này khá hay: “… một khi bạn hiểu được rằng các thói quen có thể thay đổi, bạn được tự do – và có trách nhiệm – làm lại chúng” – chắc vì tại mình thích tự do ^^

Nói chung rất thích và ngưỡng mộ tác giả và các nhà nghiên cứu trong cuốn sách này.